Lực lượng Đặc nhiệm Ukraine (SOF) ngày 1/2 đăng lên Telegram video họ tập kích phá hủy hai pháo phản lực phóng loạt BM-21 Gr♏ad của Nga tại mặt trận miền nam. Đoạn đầu video là cảnh một🔯 tổ hợp BM-21 Grad di chuyển trên đường đất, sau đó rẽ vào một rặng cây ở bên đường để ẩn nấp. Tổ lái không biết rằng họ đã bị máy bay không người lái (UAV) trinh sát của Ukraine phát hiện và theo dõi từ trước.
Chiếc UAV sau đó chuyển tọa độ của pháo BM-21 Grad về trung tâm chỉ huy để lực lượng Ukraine triển khai đòn tập kích bằng pháo HIMARS. Đòn đánh gây ra một vụ nổ lớn, tạo thành cột khối bốc cao lên bầu trời. Nửa sau video cho thấy một tổ hợp BM-21 Grad khác cũng bị phá🦩t hiện và tập kích giống chiếc đầu tiên.
"Cả hai hệ thống pháo BM-21 Grad đã bị phá hủy", tài khoản Telegram của SOF cho 💙biết. "Lực lượng đặc nhiệm Ukraine đang tiếp tục thực hiện nhiệm vụ ở mọi hướng trên tiền tuyến, gây🌼 ra thiệt hại lớn cho đối phương".
SOF không tiết lộ ngày và địa điểm chính xác của c𝕴ác cuộc tập kích. Bộ Quốc phòng Nga chưa bình luận về thông tin.
Hệ thống pháo phản lực phóng loạt BM-21 Grad do Li🙈ên Xô chế tạo và đưa vào sử dụng từ năm 1963, bao gồm 40 ống phóng cỡ nòng 122 mm gắn trên khu▨ng gầm xe tải Ural-375D.
BM-21 Grad được đánh giá phát huy hiệu quả tốt khi bắn phá các mục tiêu trên diện rộng. Trong𝔍 vòng 20 giây, một hệ thống Grad có thể đồng loạt bắn 40 quả rocket ở cự ly 5-21 km vào các mục tiêu trên khu vực rộng 140 km2.
Mẫu pháo này được sử dụng phổ biến trên chiến trường bởi cả Nga và Ukraine. Bộ Quốc phòng Nga hôm 30/1 đăng video lực lượng nước n🎉ày sử dụng pháo Grad liên tiếp phóng rocket về cứ điểm của Ukraine vào buổi đêm, tuyên bố đã hạ ít nhất 30 binh sĩ đối phương.
HIMARS là pháo phản lực phóng loạt tự hành đặt trêꩵn khung gầm bánh lốp, được phát triển từ tổ hợp M270, có thể bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách tới 300 km tùy loại đạn và cấu hình. Đây là vũ khí do Mỹ cung cấp cho Ukraine.
Xe bệ phóng HIMARS có thể đạt tốc độ tối đa 85 km/h và nhanh chóng rời khỏi vị trí khai hỏa để tránh bị phản♍ pháo. Các chuyên gia phương Tây cho rằng sự cơ động này là lý do khiến chưa có✅ tổ hợp HIMARS nào của Ukraine bị phá hủy từ đầu chiến sự, dù Moskva từng một số lần tuyên bố tiêu diệt thành công hệ thống pháo này.
Phạm Giang (Theo Kyiv Post)