Bộ Quốc phòng Armenia hôm qua công bố video cho thấy lực lượng tăng thiết giáp Azerbaijan bị tấn công dữ dội bằng pháo binh, cũng như một số xe tăng trúng mìn khi đang cơ động trong 🐠khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh sáng 27/9.
Trong những hình ảnh đầu tiên, một đơn vị xe tăng Azerbaijan đang tập kết ở tiền tuyến thì xe tăng ngoài cùng bên trái trúng đạn pháo binh Armenia,🅘 khiến nhiều mảnh vỡ văng ra xung quanh. Những chiếc còn lại lập tức cơ động tránh đạn pháo, nhưng vẫn có thêm một xe bị bắn trúng.
Sau đó, một trung đội 3 xe tăng T-72 đang di chuyển chậm trên cánh đồng trống thì chiếc đầu tiên bỗng⛄ nhiên phát nổ, tạo ra cột khói đen lớn. Hình ảnh quay chậm cho thấy dường như chiếc T-72 này đã cán phải mìn chống tăng. Chiếc thứ hai cũng ꦓchịu chung số phận sau đó không lâu.
Ở những hình ảnh cuღối video, một xe cứu kéo di chuyển tro🃏ng khi bốc cháy rừng rực, còn một xe tăng T-72 cũng cháy dữ dội do liều phóng đạn pháo bắt lửa, không rõ là do trúng đạn vào hệ thống nạp đạn tự động hay bị cháy sau khi tổ lái bỏ phương tiện.
Chưa rõ số phận🌌 tổ lái của những chiếc🌌 xe trúng đạn trong video.
Xung đột giữa hai quốc gia láng giềng này bùng phát sáng 27/9, sau khi Armenia cáo buộc Azerbaijan đã thực hiện một cuộc tấn công bằng không quân và pháo binh nhằm vào vùng Nagorno-Karabak🌌h, nhưng Azerbaijan khẳng định họ chỉ hành động để đáp trả các cuộc pháo kích từ phía Armenia.
Theo các nhà hoạt động nhân quyền Armenia, hai dân thường, gồm một phụ nữ 🔥và một trẻ em, đã thiệt mạng do pháo kích của Azerbaijan, trong khi Azerbaijan cho hay 10 dân thường nước này đã thiệt mạn🗹g sau đụng độ và 6 người bị thương.
Bộ Quốc phòng Armenia thôngꦦ báo đã phá hủy ba xe tăng và bắn rơi hai trực thăng cùng ba thiết bị bay không người lái Azerbaijan.
Nagorno-Karabakh nằm sâu trong lãnh thổ phía tây nam Azerbaijan, nhưng lại có đa số dân cư là người gốc Armenia sinh sốﷺng nên muốn ly khai để sáp nhập vào Armenia.🔯 Điều này đã gây ra tranh chấp chủ quyền giữa hai nước mà đỉnh điểm là cuộc chiến tranh kéo dài từ tháng 2/1988 đến tháng 5/1994.
Bất chấp thỏa thuận ngừng bắn đạt được năm 1994 và nhiều cuộc đàm phán hòa bình sau đó, xung đột vẫn xảy ra tại đây. Kể từ năm 2008, Azerbaijan và Armenia đã tổ chức hơn 10 cuộc gặp cấp cao để giải quyết khúc m🐻ắc, nhưng chưa tìm ra giải pháp do cả hai đều coi vùng lãnh thổ tranh chấp thuộc chủ quyền của mình và không chấp nhận các phương án hòa giải được đưa ra.
Bộ Ngoại giao Nga, một trung gian hòa giải xung đột giữ꧋a Armenia và Azerbaijan, kêu gọi cả hai bên lậ🅠p tức ngừng bắn, kết hợp tổ chức các cuộc đàm phán.
Vũ Anh (Theo Sputnik)