Sử dụng camera tốc độ cao, các nhà nghiên cứu chụp ảnh sét giáng xuống tháp khí tượng cao 325 m ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Hai khung hình liên tiếp, mỗi khung hình kéo dài 2,63 micro giây, cho thấy khoꦏảnh khắc những luồng tia hướng từ trên cao xuống của tia sét đột ngột xuất hiện, giải phóng điện tích cực lớn và chớp sáng chói mắt.
Những hình ảnh trên góp phần làm sáng tỏ pha đột phá, khoảnh khắc khi các luồng tia bắt🔯 đầu đến gần nhau nhưng chưa hợp lại. Đây là một trong những quá trình các nhà khoa học biết ít nhất trong nghiên cứu sét, nhưng lại đóng vai trò quan trọng giúp xác định nơiℱ sét giáng xuống, theo bài báo công bố hôm 1/2 trên tạp chí Geophysical Research Letters.
"Mục tiêu của tia sét không thể xác định rõ từ đầu khi nó xuất hiện từ đám mây", Rubin Jiang, nhà vật lý khí quyển ở Phòng thí nghiệm quan sát môi trường toàn cầu và khí quyển tầng giữa thuộc Viện Hàn lâm Khoa họcꦯ Trung Quốc, đồng tác giả nghiên cứu, cho biết. "Pha đột phá là quá trình giúp tìm ra vật thể bị sét đánh trúng".
Do pha đột phá xảy ra quá nhanh các nhà khoa học gặp khó khăn trong việc q🧜uan sát Camera tốc độ cao mới cung cấp hình ảnh rõ nét hơn về sự kiện này. Tia sét bắt đầu khi các hạt mang điện tích âm tích tụ trong đám mây, gây ra sự෴ tích điện dương ở mặt đất bên dưới. Luồng điện bắt nguồn từ đám mây và tách thành nhiều nhánh. Khi những nhánh này tới gần mặt đất, chúng thu hút điện tích dương từ vật thể bên dưới, dẫn tới pha đột phá.
An Khang (Live Science)