Thông tin này được đề cập trong báo cáo của Chính phủ về tình hình xử lý nợ theo Nghị quyết 94. Nghị quyết này 𒈔được Quốc hội ban hành tháng 11/2019, quy định về khoanh, xóa nợ thuế, tiền phạt chậm nộp phát sinh trước 1/7/2020 với người không còn khả năng nộp vào ngân sách.
Sau 3 năm, tính đến 30/6/2023, ngành thuế và hải quan đã khoanh nợ với hơn 704.400 trường hợp, tổng tiền 28.380 tỷ đồng. Chiếm phần lớn ꦚsố tiền nợ được khoanh là từ khối tổ chức, doanh nghiệp, tương đương 26.100 tỷ.
Số nợ cơ quওan quản lý khoanh cho cá nhân, hộ gia đình kinh doanh là hơn 2.270 tỷ đồng🦩.
Ngành thuế, hải quan cũng xóa nợ tiền phạt và chậm nộp khoảng 8.770 tỷ ꧑đồng cho gần 390.000 người nộp thuế.
Chiếm phần lớn trong các khoản khoanh và xóa nợ đến từ nhóm không cònജ kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký, khoảng 23.000 tỷ đồng của hơn 660.000 người.
Theo Chính phủ, việc xử lý nợ thuế theo Nghị quyết 94 vừa qua bị kéo dài do gặp vướng mắc. Cụ thể, nhiều trường hợp bị thất lạc hồ sơ, tài liệu do đã nợ quá lâu. Dịch Covid-19 cũng ảnh hưởng tới quá trình thu thập, xác minh thông tin ngꦉười nợ thuế.
Tuy vậy, qua rà soát và kiểm toán hoạt động khoanh, xóa nợ theo Nghị quyết này, Ch🅷ính phủ cho hay "cơ quan thẩm quyền chưa phát hiện việc lợi dụng chính sách để trục lợi, gây thật thu𝕴 ngân sách Nhà nước".
Để đảm bảo xử lý nợ theo quy định, Chính phủ cho biết giao 🍷cơ quan quản lý thuế tiếp tục rà soát với các trường hợp trong diện được khoanh, xóa nợ nhưng chưa hoàn thiện hồ sơ.
Chính phủ cũng kiến nghị được hủy tiền khoanh, xóa nợ với các trường hợp cơ quan quản lý thuế phát hiện quá trình thực thi không đúng quy định, hoặc người nộp thuế quay lại kinh doanh. Số tiền này sẽ được thu nộp vào ngân s💝ách.
Quỳnh Trang