Thấm thoát đã 5 năm kể từ ngày bà Đỗ Thị Hưởng, 55 tuổi, nhận được tin khối u trong vú là ác tính, di căn xương đa ổ. Hiện, sức khỏe bà khá ổn định, mục tiêu sống sau 5 năm đã h👍oàn thành, n💫ay bà đặt cột mốc chinh phục chặng đường 5 năm tiếp.
"Hỏng đâu chữa đấy, ung thư giai đoạn cuối nhưng tôi không nghĩ đây đã là cuối con đường. Quan trọng nhất là tinh thần lạc qu🐲an, đừng lúc nào cũng nghĩ mình là bệnh nhân", bà Hưởng nói.
Năm 2017, bà Hưởng, khi đó 50 tuổi, phát hiện có khối u nhỏ ở vú, khám tại Bệnh viện K cơ sở Tân Triều bác sĩ chưa phát hiện bệnh. Về nhà,﷽ khối u ngày càng to, bà quay lại khám lần hai thì được chẩn đoán mắc ung thư vú.
Sau 16 tháng điều trị, bà Hưởng xuất viện, duy trì uống thuốc nội tiết hằng ngày và truyền hóa chất cho xư🐟ơng 3 tháng/lần. Cứ ngỡ mọi việc sẽ ổn định, nhưng sau 9 tháng xuất viện, năm 2019, bà Hưởng được chỉ định chụp PET/CT phát hiện thêm các nốt di căn gan, phổi. Lúc đó bà biết rằng mình bước vào một cuộc chiến mới cam go, khó khăn hơn. Sau hơn 6 đợt điều trị kéo dài gần 6 tháng, các nốt ở gan, phổi đã giảm đi một nửa.
Đến cuối 2021, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Bệnh viện K hạn chế 🌃số lượng bệnh nhân nên bà Hưᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚởng chuyển đến điều trị kết hợp truyền và uống hóa chất khô tại Bệnh viện Ung bướu Hà Nội.
Từ lú🌺c phát hiện bệnh, trừ thời giaꦕn điều trị, cuộc sống hằng ngày của bà Hưởng vẫn diễn ra bình thường. "Có nhiều người hỏi tôi ăn uống như thế nào mà có thể khỏe đến vậy. Tôi chỉ cười và nói rằng mình luôn ăn đủ chất, tăng cường ăn nhiều rau xanh và hạn chế thịt đỏ", người phụ nữ nói.
Bà thường bắt đầu buổi sáng bằng ấm chè xanh và hai lít nước đậu đen rang uống dần thay nước lọc, đi bộ một giờ hoặc đạp xe 12 km mỗi tối. Bà cũng thường xuyên đi du lịch cùng gia đình để giải tỏa căng thẳng và lưu giữ thật nhiều kỷ niệm. Ung thư di căn nhưng bà Hưởng may mắn không bị đau đớn, hằng ngày vẫn có thể làm việc, nấu ăn, sinh hoạt như người bình thường. Trải qua nhiều đợt truyền và uống hóa chất khô, thay đổi nhiều phác đồ điều꧃ trị suốt hơn 5 năm, bà chư🎶a lần nào nghĩ sẽ từ bỏ.
Động lực giúp người phụ nữ kiên cường chiến đấu bệnh tật là lúc mới phát hiện bệnh, người con thứ hai của bà bước chân vào đại học. Thời điểm đó, bà cầu mong được sống đến lúc con tốt nghiệp đã đủ mãn nguyện. Giờ đây, khi con📖 đã tốt nghiệp đại học và tiếp tục học lên thạc sĩ, bà lại càng có động lực sống để chờ đến ngày nhìn con được cầm trên tay tấm bằng danh giá.
"Chắc chắn sẽ đến ngày đấy mà mẹ, mẹ là một người bì💞nh thường có sức khỏe phi thường. Bạn con không ai nghĩ mẹ đang mắc ung thư giai đoạn 4 cả", bà Hường kể lại lời động viên của người con.
Hôm 20/10, tại tọa đàm tư vấn sức khỏe Ung thư vú chưa phải dấu chấm hết, T༺S.BS Lê Thu Hà, Trưởng khoa Nội 1, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, là người đang trực tiếp điều trị cho bà Hưởng, chia sẻ rằng đối với bệnh nhân ung thư vú được phát hiện sớm, tỷ lệ chữa khỏi là rất cao. Trường hợp đã tiến triển nặng thì có thể chăm sóc, hỗ trợ giảm nhẹ các triệu chứng và kéo dài thời gian sống.
Theo thống kê của dữ liệu Ghi nhận ung thư (Globocan) năm 2020, mỗi năm Việt Nam phát hiện 182.000 ca mới ⛦ung thư, trong đó ung thư vú là 21.555 ca (chiếm 12%). Số ca ung thư vú có chiều hướng gia tăng qua các năm. Năm 2013, tỷ lệ ung thư vú khoảng 25/100.000 phụ nữ, đến năm 2018 tăng lên 26,4. Bệnh ung thư vú hiện nay không chỉ ngày càng phổ biến mà còn có xu hướng trẻ hóa.
Điều làm bác sĩ Hà trăn trở nhiều năm nay chính là tỷ lệ tử vong do ung thư vú ở nước ta còn cao, bệnh nhân đến khám vào giai đoạn muộn khá nhiều. Bác sĩ khuyên mỗi người dân cần nâng cao ý thức đối với sức khỏe. Phụ nữ trên 40 tuổi cần khám sàng lọc, tầm soát ung thư hằng năm; phụ nữ 20-30 tuổi nên kiểm tra tối thiểu 3 năm/lần. Kiểm tra định kỳ giúp sớm phát hiện các bất thườ🎀ng, điều trị♉ kịp thời khi bệnh chưa tiến triển nặng.
Còn bà Hưởng nói rằng "vũ khí" quan trọng nhất giúp bà thà꧅nh công trải qua biến cố bạo bệnh chính là tinh thần lạc quan, tích cực, kiên trì thực hiện các phác đồ⭕ điều trị.
Mỹ Ý