Người bệnh p🐠hải sử dụng hệ thống tim phổi nhân tạo (ECMO) trong thời gian dài. Ông ngừng can thiệp ECMO ngày 29/5, xuất viện hôm 2🀅7/8.
Bệnh nhân tiền sử béo p꧙hì, tim mạch, huyết áp cao, điều trị ở Bệnh viện Đại học Y Quảng Châu hồi đầu tháng 2 trong tình trạng khó thở, có dấu hiệu suy tim. Khi ấy, ông nặng hơn 95 kg.
Từ ngày 9/2, ông phải can thi🌺ệp máy ECMO. Đây vốn là phương pháp dành cho trẻ ಌsơ sinh những năm 1970. Việc sử dụng nó trên người lớn trong đại dịch ban đầu gây tranh cãi. Thiết bị có chức năng như hệ thống tim phổi nhân tạo, hút máu ra khỏi cơ thể, làm giàu oxy và bơm trở lại.
Liu Xuesong, bác sĩ chính điều trị bệnh nhân tại Bệnh viện Đại học Y Quảng Châu, cho biết chứng thừa cân, ngưng 🐽thở khi ngủ đã khiến viജệc điều trị trở nên khó khăn hơn. Tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng làm tăng nguy cơ xuất huyết không kiểm soát. Người bệnh cũng không thể dùng thuốc vì nguy cơ đông máu màng ngoài trao đổi oxy.
Ông Liu chia sẻ đội ngũ điều trị từng không cách nào cầm máu cho bệnh nhân và▨ phải theo dõi bệnh nhân liên tục 24 giờ 🗹một ngày.
C🍌ác y bác sĩ đã trò chuyện, bắt tay người bệnh để động viên, trấn an tinh thần, giúp xua tan nỗi sợ hãi, lo lắ🔜ng.
Khi bệnh đã thuyên giảm, bệnh nhân tập phục hồi chức năng hai lần một ngày, ngăn ngừa tình trạng cứng khớp ꧙và teo cơ do nằm một chỗ quá lâu.
Viện sĩ Chung Nam Sơn, cố vấn cấp cao của chính phủ Trung Quốc về Covid-1🔯9, cho biết nhiều đồng nghiệp nước ngoài gọi đây là một "phé❀p màu" y tế.
Việc s🦄ử dụng ECMO cho người mắc Covid-19 ít nhiều gây ra tranh cãi trong cộng đồng y khoa. Nhiều người phản đối phương pháp này bởi khoꩲảng một nửa số bệnh nhân cuối cùng vẫn tử vong. Quá trình điều trị cực kỳ tốn kém.
Năm ngoái, tại Mỹ, sau khi một thanh niên 19 tuổi tử vong do suy hô hấp, t🍬ổng chi phí điều trị trong 60 ngày lên tới 4,2 triệu USD.
Theo truyền thông nhà nước, Trung Quốc hiện có vài trăm🌺 máy ECMO, phần nhiều chỉ được sử dụng trung bình một năm một lần do gánh nặng chi phí.
Tuy nhiên, đây vẫn là phương tiện quan trọng cứu sống các ca Covid-19 nghiêm trọng tại Trung Quốc và nhiều nơi trên thế giới. Ở Vũ Hán, một người đàn ông 65 tuổi cũng đã bình phục sau 62 ngày thở ECMO. Tại Việt Nam, "bệnh nhân 91" - phi công Anh, đã trải qua nhiều ngày can thiệp ECMO, phổi đông đặc gần như hoàn toàn, may mắn sau đó hồi phục thần kỳ, xuất viện về nước.
Thục Linh (Theo Xinhua, China Daily)