Với tổng vốn gần 11.000 tỷ đồng, ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất là công trình lớn nhất, do Tổng công ty hàng không (ACV) làm chủ đầu tư. Dự án được triển khai sau hai năm Chính phủ phê duyệt chủ trương𒐪 đầu tư, thiết kế công suất 20 triệu lượt khách mỗi năm. Cùng với nhà ga T1 và T2 hiện hữu, ga T3 khi hoàn thành nâng tổng công suất khai thác ở sân bay lên 50 triệu khách, giảm tình trạngꦐ ách tắc, quá tải nhiều năm.
Dự án ga T3 gồm ba hạng mục chính, gồm: ga hành khách, nhà xe cao tầng kết hợp dịch vụ phi hàng không và hệ thống cầu ✃cạn. Trong đó, nhà ga có một tầng hầm, 4 tầng nổi, xây trên diện tích 112.500 m2, thiết kế theo tiêu chuẩn sân bay quốc tế, đảm bảo khách đi thuận tiện cũng như được tiếp cận nhiều tiện nghi, khu mua sắm... Khu vực nh🍒à xe cũng được thiết kế hiện đại, gồm hai tầng hầm, 4 tầng nổi, xây trên tổng diện tích 130.000 m2.
Tại lễ khởi công dự án, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết ga T3 hoàn thành ngoài giúp giảm ùn tắc cho sân bay sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế, du lịch, đảm bảo an ninh, quốc phòng. Với mục tiêu dự án hoàn thành năm 2024, Thủ tướng yêu cầu chủ đầu tư, TP HCM cùng các bộ ngành liên quan phải bám sát tiến độ, không đội vốn bất ℱh♏ợp lý và tuyệt đối không để xảy ra tiêu cực.
Để kết nối đồng bộ với ga T3, dự án đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hoà, dài 4 km, ở quận Tân Bình cũng được TP HCM khởi công cuối năm 2022 với kinh phí hơn 4.800 tỷ đồng. Công trình nằm ở cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất, điểm ꧒đầu tại nút giao Trần Quốc Hoàn - Phan Thúc Duyện; điểm cuối tại đoạn giao các đường C12 - Cộng ℱHoà - Trường Chinh.
Tuyến có đường chính rộng 25-48 m, 6 làn xe, vận tốc 50 km/h, cùng hai đường nhánh quy mô 3-4 làn. Trên tuyến có một cầu𝐆 cạn dài gần một km, 4 làn xe, ở trước ga T3 của sân bay. Ngoài ra, dự án làm hai hầm chui ở các nút giao, mỗi hầm cho 2 làn xe.
Theo kế hoạch, dự án này hoàn thành tháng 9/2024, ngoài kết nối trực tiếp ga T3 còn tạo trục đường mới tiếp cận sân bay, phá thế độc đạo của đường Trường Sơn cũng như giảm ùn tắc giao thông cho khu vực, vốn đã quá tải🌟 nhiều năm.
Cũng tại Tân Sơn Nhất, dự án cải tạo đường Cộng Hòa, đoạn từ hẻm số 2 đường𒀰 Trần Quốc Hoàn đến Thăng Long, dài 134 m, mở rộng 14-19 m phía bên phải tuyến cũng mới được TP HCM triển khai🍨 những tháng cuối năm 2022, để đồng bộ hạ tầng cho khu vực sân bay.
Dự án này có tổng vốn đầu tư 142 tỷ đồng, tuy không lớn, nhưng Sở Giao thông Vận tải thành phố đánh giá đây là công💦 trình đặc biệt quan trọng giúp xoá "nút thắt cổ chai" ở vòng xoay Lăng Cha Cả. Đây là nút giao kết nối các tuyến Cộng Hoà, Hoàng Văn Thụ, Phan Thúc Duyện, Trần Quốc Hoàn thường xuyên ùn tắc.
Tại cửa ngõ phía Nam, dự án mở rộng quốc lộ 50 đ🌟ược khởi động cuối năm 2022 với kinh phí gần 1.500 tỷ đồng. Công trình dài gần 7 km, mở rộng lên 34 m cho 6 làn xe. Trong đó, hơn 4 km sẽ đường mới song hành quốc lộ 50, đoạn còn lại mở rộng đường hiện hữu. Trên tuyến, hai cầu Bà Lớn và Ông Thìn cũng đưಌợc xây dựng đồng bộ.
TP HCM đặt mục tiêu hoàn thành dự án cuối năm 2024, ngoài giúp giảm ùn tắc, tai nạn, tăng kết nối TP HCM với Long An, công trình sẽ kết nối các dự án lớn như cao tốc Bến Lức - Long Thà🌳nh, Vành đai 3, đường 🥀Nguyễn Văn Linh... tạo mạng lưới giao thông đồng cho khu vực.
Phía Đông TP HCM, dự án nút giao An Phú được xây dựng với tổng mức đầu tư hơn 3.400 tỷ đồng. Công trình có 3 tầng 🌼gồm: hầm chui hai chiều nối tuyến cao tốc qua đường Mai Chí Thọ (phía hầm Thủ Thiêm), kéo dài qua nút𒁏 giao Mai Chí Thọ - Đồng Văn Cống. Mặt đất xây đảo, tiểu đảo; trên cao làm hai cầu vượt. Nút giao dự kiến hoàn thành năm 2025, góp phần giảm ùn tắc cho khu vực và đồng bộ với công trình mở rộng cao tốc Long Thành - Dầu Giây.
Theo Phó chủ tịch UBND thành phố Bùi Xuân Cường, việc triển khai dự ꦫán nút giao An Phú là bư꧃ớc đầu giúp nơi này trở thành một trong đầu mối giao thông lớn nhất TP HCM. Bởi nơi này còn nhiều dự án, loại hình giao thông khác cũng triển khai như cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây, Vành đai 3, đường sắt nhẹ TP HCM - Nha Trang, TP HCM - Long Thành...
Gia Minh