Các hạng mục của giai đoạn 2 gồm: mở rộng quốc lộ 13 và nút giao thông Bình Lợi; sửa chữa nâng cấp cầu Bình Triệu cũ; mở rộng các tuyến đường Nguyễn Xí, Ung Văn Khiêm và các nút Ngã sáu Đài liệt sỹ; nút giao chân cầu Sài ಌGòn... Tất cả các hạng mục trên nhằm tạo ra hệ thống đường, cầu, nút giao ở cửa ngõ phía Đông - Bắc từ TP💞 HCM đi Bình Dương và ngược lại xuống khu vực cảng Sài Gòn.
Một số hạng mục như dãy phân cách giữa cầu cũ và mới chưa được xây dựng nhưng cầu Bình Triệu 2 vẫn phải đưa vào khai thác, thu phí. Ảnh: Hoàng Tuyên |
Trao đổi với VnExpress sáng 10/5, ông Nguyễn Việt Sơn, Phó Giám đốc Sở GTCC cho biết đến nay việc thương thảo chuyển quyền khai thác cầu Bình Triệu 2 đã gần hoàn tất. Quỹ đầu tư và CII, các đơn vị liên quan cũng đã xây dựng xong phương án làm chủ đầu tư và thi công xây dựng các hạng mục thuộc giai đoạn 2 của dự án cầu đường Bình Triệu 2. "Sắp tới, CII có thể phát hành và đưa cổ phiếu lên sàn giao dịch. Như vậy khả năng thu hút vốn để sớm triển khai dự án là rất lớn", ông Sơ🥃n nói.
Dự án cầu đường Bình Triệu 2 được khởi công từ năm 2001. Ngoài cầu ♌Bình Triệu 2, dự án còn gồm hàng loạt các hạng mục như cải tạo, mở rộng các tuyến đường, các nút giao thông 💝ở phía quận Bình Thạnh và phía quận Thủ Đức. Tổng đầu tư gần 400 tỷ đồng.
Giữa năm 2003, cầu Bình Triệu 2 được hoàn thành xây dựng với tổng mức đầu tư là gần 350 tỷ đồng. Đến lúc này, chủ đầu tư (CIENCO 5) "tuyên bố" đứt vốn, không thể làm tiếp các hạng mục, dự án thành phần khác... Mặc dù còn nhiều hạng mục liên quan chưa được thi công nhưng cầu Bình Triệu 2 vẫn được thông xe, thu phí để giúp giải tỏa tình trạng quá tải cho cầu B💮ình Triệu cũ và giúp chủ ♋đầu tư thu hồi vốn.
Hè đường Ung Văn Khiêm, nơi đặt tấm bảng giới thiệu dự án BOT cầu đường Bình Triệu 2 bị dân lấn chiếm làm nơi buôn bán quần áo cũ. Ảnh: Hoàng Tuyên |
𒆙Cuối năm 2004 đầu năm 2005, CIENCO 5 muốn nhượng quyền khai thác cầu Bình Triệu 2 lại cho TP HCM. Tháng 3/2005, UBND TP HCM thành lập tổ đàm phán với CIENCO 5 về việc chuyển nhượng quyền khai thác cầu Bình triệu 2. Tổ đàm phán cũng có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất phương án tiếp tục đầu tư các hạng mục, dự án thành phần của dự án BOT cầu, đường Bình triệu 2. Theo tính toán của Quỹ đầu tư phát triển đô thị và Công ty cổ phần đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP HCM (CII), đơn vị tiếp nhận quyền khai thác cầu Bình Triệu 2, tổng mức đầu tư cho các hạng mục, dự án thành phần đã dội lên 1.700 đến hơn 2.000 tỷ đồng.
Ngã sáu Đài liệt sĩ, với các trục đường Nguyễn Xí - Xô Viết Nghệ Tĩnh - Ung Văn Khiêm... là cửa ngõ từ nội thành ra, trở thành điểm thường xuyên ùn tắc giao thông. Ảnh: Hoàng Tuyên |
Trong khi chưa triển khai giai đoạn 2 của dự án, hiện nay các tuyến đường như Xô Viết Nghệ Tĩnh, Nguyễn Xí, Ung Văn Khiêm, cầu Bình Triệu cũ và mới, ngã tư Bình Lợi... đã trở thành những điểm thường xuyên ù𝄹n tắc giao thông. "Dự án sớm xây dựng, các điểm ùn tắc ở cửa ngõ này của TP sẽ được giải quyết căn cơ", ông Sơn🍃 khẳng định.
Lưu Đức