Phát biểu khai mạc hội thảo "Kiến tạo tương lai cùng STEM" tổ chức ngày 18/5, Thứ trưởng Bùi Thế Duy nêu quan điểm, STEM không phải là thuần tuý học kiến thức về khoa học, công nghệ, kỹ thuật mà cách giảng dạy dựa trên dự án, thực tiễn, khơi dậy sức sáng tạo của các em học sinh. Trên cơ sở đó kết hợp với kiến thức khoa học, toán học và 🃏kỹ thuật để hình thành các sản phẩm, giúp học sinh trang bị hành trang trong cuộc sống tương lai.
STEM trải dài từ những hoạt động như Internet vạn vật, robotics, trí tuệ nhân tạo cho đến những dự án đơn giản hơn, bằng công nghệ gần gũi cuộc sống hơn như xử lý rác thải môi trường. "STEM không chỉ dành cho khu vực thành phố, đô thị hay những nhóm hiểu về công nghệ cao, mà dành cho tất cả mọi đối tượng", Thứ trưởng nói và cho biết STEM không nên là các hoạt động h♏ình thức phong trào, cầm tay chỉ việc.
"Hãy để con trẻ sáng tạo bằng những điều 🃏đơn giản, lý thú nhất bằng cách cộng tác trong nhóm, như vậy mới khơi dậy được sức sáng tạo, niềm yêu khoa học công nghệ trong học sinh, sinh viên. Đó là tiềm lực của khoa học công nghệ trong 10 năm, 20 năm nữa", ông nhấn mạnh.
Chia sẻ nhận định này, PGS. TS Nguyễn Văn Biên,🅠 Đại học Sư phạm Hà Nội,quan niệm tiếp cận cơ bản STEM là vận dụng kiến thức, kỹ năng các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học để giải quyết vấn đề của đời sống, như kiến thức lực đàn hồi có thể liên hệ tới lò xo, lực ma sát liên hệ tới cầu trượt, lực đẩy Archimedes ứng dụng làm nhà chống lũ.
PGS Biên cho rằng, "Một số quan niệm cho rằng STEM là phải chế tạo ra sản phẩm 🍸vật chất, hay kết hợp STEM với bài trên lớp một cách gượng ép, cách làm này đôi khi tạo áp 🎶lực cho học sinh và phản tác dụng". Ông đưa ra giải pháp, các bài học STEM không vượt quá thời lượng học trên lớp cho phép, sử dụng nguyên liệu vật liệu phổ biến, hướng tới phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh.
Hội thảo nằm trong chuỗi sự kiện chào mừng ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5 của Bộ Khoa học và Công nghệ do Báo Khoa học và Phát triển, Liên minh STEM, Đoàn TNCS𝔍 HCM Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp tổ chức theo hình thức trực𒉰 tuyến.
😼Chương trình thu hút sự tham gia của nhiều trường THPT địa phương như Bắc Giang, Thái Bình, Phú Thọ, Hải Dương... với các bài trình bày về xây dựng bài học STEM theo hướng chuyển đổi số trong dạy học các môn khoa học; Mô hình STEAM Lab dành cho mầm non; Tư duy thiết kế và quy trình xây dựng cầu nối học sinh với giáo dục STEM...
Các giáo viên, chuyên gia STEM giới thiệu những phương pháp tiếp cận bài học, mô hình tích hợp kiến thức STEM với kiến thức trên lớp, nền tảng công nghệ hỗ trợ 𓂃dạy AI và robot cho học sinh Việt Nam, từ đó đổi mới phương pháp giảng dạy, kích thích sự quan tâm của học sinh, sinh viên.