Ngày 21/11, bác sĩ Hà Hải Nam, Phó trưởng Khoa Ngoại bụng 1, Bệnh viện K, cho biết khối u to đến mức ống nội soi không thể đi qua để quan sát các phần còn lại của đại tràng. Bệnh nhân cao 1,7 m, nặng 48 kg song𓂃 lớp mỡ nội tạng nhiều, dễ bị chảy máu khi mổ.
Người bệnh tiền sử nghiện rượu 30 năm, 💫có ngày uống đến vài lít rượu, thích ăn món sống như tiết canh, lòng... Ông tưởng đau dạ dày, viêm khớp, tự mua thuốc u🌊ống trong suốt thời gian dài.
Các bác sĩ đánh giá đây là ca mổ phức tạp, phải cắt một đoạn ruột và nối ngay để người bệnh không𒆙 phảiಞ mang túi hậu môn. Hậu phẫu, người bệnh có nguy cơ bị chảy máu, suy hô hấp, viêm phổi và đặc biệt là biến chứng rò miệng nối đại trực tràng.
Bác sĩ khuyến cáo lạm dụng thực phẩm dầu mỡ, chiên rán, đồ ăn sống... có hại sức khỏe. Để phòng ngừa các bệnh đường tiêu hóa, nên hạn chế ăn nhiều thịt, chất béo có nguồn gốc từ đạm động vật; bổ sung chất xơ từ lúa mạch, trái cây, rau tươi, vitamin E, C, và A... Duy trì chế độ sinh ꦆhoạt năng động, luyện tập thể dục thường xuyên. Hạn chế rượu bia hay thức ăn nhiều mỡ, hạn chế muối, thức ăn lên men, xông khói...
Người có tiền sử viêm đại tràng, dạ dày mạn🐓 tính, có người thân từng mắc ung thư đường tiêu hóa (thực quản, dạ dày, đại trực tràng), hoặc sụt cân không rõ lý do, táo bón, đầy bụng, đi tiểu và đại tiện ra máu, ói ra máu... nên tầm soát bệnh và điều trị kịp thời. Tùy nguyên nhân và sự ảnh hưởng tiêu hóa, bác sĩ có phương pháp điều trị thích hợp như thay đổi chế độ ăn ít, dùng thuốc hoặc phẫu thuật.
Minh An