BS.CKII Lê Văn Khánh (Trưởng khoa Điện quang can thiệp Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội) cho biết, trên phim chụp cộng hưởng từ, khi bệnh nhân tái khám vào ngày 17/9, không thấy khối u tại vị trí đã đốt, không có sẹo trên gan, đảm bảo chức năng gan. Với kết quả n🦋ày, ung thư gan được coi là đã điều trị triệt căn. Nam bệnh nhân hồi phục tốt, ăn uống ngon miệng, các thông số xét nghiệm ổn định. Đây là một trong nhiều trường hợp ung thư gan được điều trị khỏi tại bệnh 🐼viện thời gian qua.
Bệnh nhân mắc viêm gan B 10 năm nay và phải dùng thuốc diệt virus, thường xu🎶yên sử dụng rượu vì tính chất công việc. Hai năm gần đây, do dịch bệnh và thấy sức khỏe bình thường, anh không tái khám, bỏ uống thuốc. Tháng 9/2021, tình cờ kiểm tra sức khỏe, anh được phát hiện có u gan phải đường kính 1,5 cm. Kết quả chụp cộng hưởng từ, sinh thiết gan khẳng định ung thư biểu mô tế bào gan (HCC). Bệnh mới ở giai đoạn đầu, khối u khu trú trong gan nên anh được điều trị triệt căn bằng đốt sóng cao tần.
Theo bác sĩ Khánh, trước đây, phương pháp duy nhất điều trị triệt căn ung thư gan giai đoạn sớm là phẫu thuật cắt khối u hoặc cắt toàn bộ gan trái hoặc phải. Tuy nhiên, chỉ 20% bệnh nhân đủ điều kiện thực hiện do có bệnh lý xơ gan đi kèm, thể tích gan còn lại không đủ đảm bảo chức năng. Một số người không muốn phẫu thuật vì sợ biến chứng, hậu phẫu nặng nề (ít nhất 5-7 ng🉐ày). Hiện nay, người bệnh có thêm lựa chọn điều trị triệt căn khác là đốt sóng cao tần (RFA). Phương pháp này cho hiệu quả tốt với các khối u kích thước dưới 3 cm, nguy cơ di căn thấp. Kỹ thuật ít xâm lấn nên chỉ mất 15-20ꩵ phút thực hiện, người bệnh ra về sau vài tiếng và hồi phục sức khỏe khoảng 1-2 ngày.
Để thực hiện, bác sĩ đưa một mũi kim nhỏ xuyên qua da người bệnh, tiếp cận vào giữa khối u, sau đó sử dụng năng lượng sóng cao tần tạo nhiệt phá hủy khối u. Tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, thiết bị siêu âm tính năng Fusion giúp định vị khối u, nhắm trúng mụ🌠c tiêu. Trước khi rút kim ra khỏi cơ thể, bác sĩ tăng nhiệt kim lên 100 độ C để đốt cháy phần mô dọc lộ trình rút kim, đảm bảo không có tế bào u🌳ng thư di căn theo đường đốt.
Theo PGS.TS.BS Nguyễn Xuân Hiền (Giám đốc Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh và Điện quang can thiệp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội), đốt sóng cao tần là một trong những tiến bộ mới điều trị ung thư gan giai đoạn sớm được bệnh viện ứng dụng gần đây, tỷ lệ thành công cao. Phương pháp này giúp nhiều người bệnh ung thư gan không đủ điều kiện phẫu thuật hoặc không muốn phẫu thuật được điều trị khỏi, thay vì phải điều trị hóa chất quá sớm với nhiều tác dụng phụ.
Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy hiệu quả của đốt sóng cao tần trên các khối ung thư gan kích thước dưới 5 cm. PGS Hiền dẫn chứng nghiên cứu của Trung tâm Ung thư Quốc gia Hàn Quốc năm 2021, cho thấy, tỷ lệ sống thêm của nhóm điều trị bằng đốt sóng cao tần cao hơn nhóm phẫu thuật ở các thời điểm theo dõi l🍸à 2, 4, 6 và 8 năm. So với phẫu thuật, phương pháp này ít xâm lấn hơn nên biến chứng thấp hơn. Các nhà nghiên cứu cũng khuyến nghị bệnh nhân ung ꦓthư gan kèm theo xơ gan nên ưu tiên điều trị bằng đốt sóng cao tần để bảo tồn chức năng của cơ quan này.
PGS Hiền chia sẻ thêm, trung bình người bệnh ung thư gan giai đoạn sớm hoặc tiến triển sau khi đốt sóng cao tần có thể sống thêm từ 54-62 tháng, thậm chí trên 10 năm. Trong khi tỷ lệ sống trung bình của ung thư gan nói chung chỉ từ 6-20 tháng. Hiệu quả của phương pháp này đạt tối đa với những khối u nhỏ, phát hiện ở giai đoạn sớm. Trong khi, 70% người mắc ung thư gan nước ta phát hiện ở giai đoạn muộn, vuột mất cơ hội được điều trị khỏi. Do đó, cần nâng cao hơn nữa ý thức tầm soát ung thư gan của người dân.
Bất kỳ ai cũng có thể mắc ung thư gan, nhưng một số người có nguy cơ cao hơn như người đang nhiễm virus viêm gan B, C và các bệnh khác về gan; tiền sử gia đình có người mắc ung thư gan; gan nhiễm mỡ không do rượu; xơ gan do thường xuyên sử dụng rượu bia; người bệnh béo phì, tiểu đường. Ung thư gan xảy ra ở nam nhiều hơn nữ gấp 2 lần. Những người có ng꧑uy cơ cao mắc bệnh tầm soát đ🃏ịnh kỳ 6 tháng một lần.
Bệnh nhân có viêm gan B, xơ gan dù ♏đã điều trị khỏi ung thư gan vẫn cầ🅷n tái khám theo chỉ định, đo lại tải lượng virus, độ đàn hồi mô gan và các xét nghiệm khác để kiểm soát bệnh, phòng ngừa tái phát.
Hoài Phạm