Theo bác sĩ Phạm Tuấn Anh, Phó trưởng khoa Điều trị theo yêu cầu, Bệnh viện K Trung ương, đây là một trong những trường hợp được cứu sống ng☂oạn mục tại viện.
Người phụ ꦦnữ (không muốn nêu tên) tiền sử khỏe mạnh, đến cuối năm 2019 sờ thấy hạch♛ thượng đòn hai bên, nhưng không khó thở hay sút cân. Bác sĩ khám phát hiện hạch kích thước 4 cm, ngoài ra không thấy bất thường tại các bộ phận khác.
Kết quả s🌺inh thiết mở hạch thượng đòn cho thấy di căn ung thư biểu mô tuyến từ phổi đã ở giai đoạn cuối. Hiểu được mức độ nghiêm trọng của bệnh, người phụ nữ suy sụp. "Tôi nhiều lần nghĩ tới cái chết và vô cùng đau đớn với cảm giác bỏ lại gia đình, chồng và các con", bệnh nhân tâm sự.
Ung thư p🍬hổi đứng đầu trong các bệnh ung thư thường gặp về cả tỷ lệ mắc mới và tử vong. Ở V▨iệt Nam, ung thư phổi xếp vị trí thứ hai sau ung thư gan, với khoảng 23.600 người phát hiện mắc mới và 20.700 ca tử vong mỗi năm.
Thời điểm đó, ung thư ph꧂ổi của người phụ nữ tiến triển rất nặng nề. Trên hình ảnh cắt lớp vi tính phát hiện khối u tại phổi trái kích thước 20 mm, di căn hạch thượng đ𝓡òn, hạch trung thất kèm di căn tuyến thượng thận.
Bác sĩ nhận định ওkhả năng sống sót thấp, đưa ra hướng điều trị cuối cùng bằng liệu pháp miễn dịch. Bệnh nhân sau đó được điều trị hóa chất, phối hợp sử dụ♐ng thuốc miễn dịch pembrolizumab - thuốc kích hoạt các tế bào miễn dịch của cơ thể chống lại khối u.
Sau 3 chu kỳ, bệnh nhân dung nạp thuốc tốt. Trên hình ảnh cắt lớp vi tính, tổn thương u, hạch trung thất và tổn thương thượng thận đáp ứng tốt (giảm 70% kích thước), các khối u tiêu b🦩iến. Bệnh nhân tiếp tục được điều trị thêm 3 chu kỳ và hiện đã lui bệnh.
Liệu pháp miễn dịch được cho là một trong những đột phá trong điều trị ung thư hơn thập kỷ ꧃qua. Ở Việt Nam, liệu pháp này được ứng dụng khoảng 5 năm t🐻rở lại đây, tuy nhiên rào cản là giá cả khá cao. Chi phí điều trị có thể lên tới hàng trăm triệu cho đến tỷ đồng, trong đó người bệnh được bảo hiểm y tế chi trả một phần.
PGS. TS. Phạm Văn Bình, Phó giám đốc Bệnh viện K, giải thích liệu pháp miễn dịch là kích hoạt hệ thống miễn dịch tấn công tế bào ung thư. Có hai nhóm điều trị miễn dịch, một là sử dụng các thuốc đích để kích hoạt tế bào miễn dịch có khả năng chống lại khối u. Hai là lấy các tế bào🐠 có chức năng miễn dịch ra khỏi cơ thể bệnh nhân, sau đó ghép các gene nhận biết tế bào ung thư vào và nhân lên, cuối cùng đưa ngược trở lại để tiêu diệt khối u. Điển hình trong nhóm này là điều trị tế bào CAR-T trong các bệnh ung thư máu.
Tùy từng loại ung thư, liệu pháp miễn dịch có tỷ lệ đáp ứng điều trị khác nhau. Với ung thư phổi, các bác sĩ nghiên cứu trên 123 bệnh nhân mỗi nhóm, nhóm điều trị bằng liệu pháp miễn dịch và không điều trị, với thời gian theo dõi trung bình 23,9 tháng. Tỷ lệ đáp ứng chung là 56,7% vớꦑi nhóm điều trị liệu pháp miễnꦛ dịch, trong khi nhóm chỉ điều trị hóa chất tỷ lệ đáp ứng là 30,2%.
Trường hợp bệnh nhân trên đáp ứng thuốc trị l♌iệu miễn dịch pembrolizumab tốt. Sau ba đợt điều trị, kết quả cho thấy khối u tiêu bi🤡ến hoàn toàn. "Tôi không nghĩ rằng mình có thể tiếp tục sống. Đây là điều vô cùng kỳ diệu", người phụ nữ chia sẻ.
Các nghiên cứu cho thấy hầu như những người đáp ứng liệu pháp ♕miễn dịch đều không tái phát ung thư Tuy nhiên, việc tăng cường hệ thống miễn dịch cũng dẫn đến sự quá mẫn và tăng một số hoạt động chống viêm của cơ thể. Các tác dụng phụ này sẽ dao động khác nhau, tùy từng loại ung thư, loại thuốc, liều dùng, cách dùng.
"Có trường hợp tác dụng phụ chỉ 1♌5-30%, song có trường hợp có thể lên tới 90%, tùy mức độ", ông Bình nói và cho biết các độc tính không quá nặng nề, có thể kiểm soát nếu bệnh nhân được theo dõi chặt chẽ và điều trị thích hợp. Hiệu quả miễn dịch vẫn nằm chung trong phương pháp điều trị đa mô thức, nghĩa là phải kết hợp giữa hóa chất, xạ trị và phẫu thuật, "không thể tách rời và thần thánh hóa một phương pháp𓂃".