Hiện chưa có dấu hiệu nào cho thấy, Ngân hàng Nhà nước sẽ kêu gọi sự tham gia của “khối ngoại” trong việc tham gia thị trường mua bán nợ ngân hàng, cũng như tăng cổ phần sở hữu tại các ngân hàng trong nước. Trong khi đó, khཧối ngân hàng nước ngoài vẫn đặc biệt quan tâm đến vấn đề này.
Ông Louis Taylor, Tổng giám đốc Ngân hàng Standard Chart൲ered Bank Việt Nam khẳng định: “Không có câu trả lời dễ dàng cho việc giải quyết nợ xấu. Tuy nhiên, tôi ủng hộ việc cho phép tăng sở hữuꩵ của ngân hàng nước ngoài tại các ngân hàng trong nước. Đây là cách nhanh nhất để gia tăng dòng vốn mới vào hệ thống ngân hàng. Đồng thời, việc làm này là cách nhanh nhất để áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong quản trị doanh nghiệp và quản lý rủi ro với các ngân hàng trong nước. Điều này sẽ giúp Chính phủ nhanh chóng đạt được mục tiêu đề ra”.
Ảnh: Hoàng Hà |
Ông Trần Anh Vượng, Phó chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội cũng nhận đị🌸nh, hiện nhiều🌳 tập đoàn châu Âu muốn đổ vốn vào châu Á. Vì vậy, nếu Việt Nam tăng tỷ lệ nắm giữ cổ phần của các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, thì sẽ huy động được lượng vốn lớn vào lĩnh vực này.
Lãnh đạo nhiều ngân hàng nước ngoài cũng cho rằng, thị trường ngân hàng vẫn là lĩnh vực hấp dẫn đầu tư. Tuy nhiên, các nhà đầu tư vẫn đang đứng quan sát và chờ động thái của Chính phủ. Nếu “room” sở hữu cổ phần của các ngân hà💦ng ngoại không thay đổi, việc đầu t♚ư của các ngân hàng nước ngoài tại thời điểm này là rất mạo hiểm. Đề án Tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015 đã cho phép tổ chức tín dụng nước ngoài mua lại, sáp nhập và tăng giới hạn sở hữu cổ phần tại các ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém được cơ cấu lại trong nước. Song đến nay, giải pháp này hầu như chưa được tính đến.
TS. Nguyễn Trí✤ Hiếu, chuyên gia kinh tế nhận định: “Trong bối cảnh nguồn vốn trong nước gần như cạn kiệt, rất cần cơ chế để tăngꦫ luồng vốn ngoại đầu tư vào ngân hàng trong nước. Cụ thể, để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực ngân hàng, tỷ lệ này cần tăng lên khoảng 40%. Trong tương lai, khi sức khỏe của hệ thống ngân hàng ổn định, cần mở cửa hoàn toàn lĩnh vực ngân hàng”.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình khẳng định: “Tăng giới hạn sở hữu cổ phần của ngân hàng nước ngoài là giải pháp đặt ra trong Đề án Tái cấu trúc hệ thống các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, nếu chúng ta không làm k🐎héo, quyền lợi của quốc gia sẽ không được đảm bảo”.
Theo Thống đốc Nguyễn Văn Bình, nền kinh tế trong nước đang rơi v🙈ào tình cảnh khó khăn nhất, đồng nghĩa với việc cổ phiếu ngân hàng bị định giá rất thấp. Vì vậy, nếu mở𓆉 “room”, không loại trừ việc các ngân hàng ngoại sẽ ồ ạt mua lại các nhà băng trong nước. Và khi nền kinh tế hồi phục, hệ thống ngân hàng đã nằm trong tay khối ngoại, doanh nghiệp trong nước có tiền cũng không thể mua lại. Nói cách khác, nếu bán ngân hàng lúc này là bán với “tiền lẻ”, trong khi lẽ ra có thể bán với “tiền tấn”.
“Cần phải làm cho hệ thống ngân hàng vững mạnh, để buộc doanh nghiệp nước ngoài có mua lạ♔i, cũng phải mua với giá hợp lý, không phải mua với tiền lẻ mà phải mua với giá ‘tiền tấn’. Như vậy, sẽ đảm bảo được quyền lợi của nhà đầu tư trong nước và buộc nước ngoài mua cổ phiếu với giá hợp lý”, Thống đốc nói.
TS. Vũ Viết Ngoạn, Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia ti𝓰n tưởng, Việt Nam có thể thực hiện việc tái cấu trúc lĩnh vực ngân hàng, mà không phải phụ thuộc vào các nguồn vốn từ bên ngoài.
Theo nhiều chuyên gia kinh tế, trong bối cảnh quản trị của các ngân hàng yếu kém như hiện nay, việc tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần của các ngân hàng nước ngoài với nhà băng trong nước phải thận trọng, vì các ngân hàng này có thể chi phối hoàn toàn ngân hàng trong nước. Tuy nhiên, với những trường hợp quá yếu kém mà không có nguồn lực tái cấu trúc trong nước, Ngân hàng Nhà nước nê🎉n bán lại cho nước ngoài hơn là “hà hơi thổi ngạt” cho những ngân hàng này.
Đầu tư