"Chồng tôi không làm việc nhà, không chăm sóc vợ con. Lúc khỏe không nói, kể cả lúc tôi bệnh, chồng cũng không một lời hỏi han. Kinh tế gia đình, chồng để tôi tự lo liệu; việc lớn, việc nhỏ cũng giao cho vợ làm hết. Nhiều lúc, tôi thấy chồng như một người༒ khách trọ trong nhà, được miễn phí bao nhiêu tiền ăn, tiền ở, trong khi luôn bàng quan, dửng dưng với mọi chuyện xảy ra trong nhà.
Nhiều lúc giận quá, tôi 'anh làm chồng, làm cha, làm ngườꦓi đàn ông trong gia đình mà sao kỳ vậy?'. Thế nhưng, chồng chỉ đáp lại rằn꧂g: 'Có gia đình là phải bỏ hết niềm vui cá nhân à? Lấy vợ vậy còn ý nghĩa gì nữa'. Chồng còn nói phải như vậy để vợ con không leo lên đầu. Thú thực, nghe những lời nói đó, tôi chỉ còn biết bó tay".
Đó là chia sẻ của độc giả Hoa Lien sau bài viết "Những người chồng 'không chịu lớn'". Không bao giờ (hiếm khi) làm việc nhà, luôn tỏ ra vô ơn, thờ ơ và bất lực khi phải chăm sóc bản thân và đôi khi là cả con cái, mặc kệ vợ làm mọi thứ trong gia đình... đó là những đặc điểm nổi bật của một "man-child" - chỉ người đàn ông trưởng thành nhưng tính tình và cách cư xử vẫn như trẻ con. Điều đá♍ng nói, ở Việt Nam, những ngườ💦i chồng thuộc mẫu đàn ông thế này không phải hiếm.
Nói về nguyên nhân hình thành nên tính cách vô trách nhiệm của một bộ phận không nhỏ đàn ông Việt, bạn đọc Thanh Nguyen cho rằng: "Tính cách đó chủ yếu do sự giáo dục của gia đình từ bé mà thành. Đàn ông phương Tây ngay từ bé đã phải tự dọn dẹp đồ chơi, làm việc nhà, chăm sóc bản thân, bé tí cũng phải tự xúc ăn, 18 tuổi ra khỏi nhà sống độc lập thì làm viꦚệc nhà... thế nên sự tôn trọng phụ nữ ăn vào máu của họ rồi.
Trong khi đó, cách dạy con t🃏rai của nhiều bà ꧃mẹ ở Việt Nam hoàn toàn ngược lại: bao bọc, nâng niu, làm giúp mọi thứ để con chỉ cần tập trung học, lo con mệt... Chưa kể, nhiều người còn có tư tưởng 'con trai không được làm việc nhà vì sẽ mất hết khí chất đàn ông'. Đó là mầm mống để tạo ra những người đàn ông không chịu lớn".
>> Tiêu chuẩ✃n mạnh mẽ, nam tính đóng𒆙 khung đàn ông Việt
Lấy dẫn chứng từ cách chiều chồng con thái quá của mẹ chồng, độc giả Qtxungdot kể lại: "Tôi có bà mẹ chồng chiều chồng con vô đối, cái gì cũng làm cho chồng, cho con, từ a đến z, từ nấu nướng, dọn dẹp, đến lái xe, sửa chữa nhà cửa... Bố chồng tôi thậm chí không biết làm một cái gì, chỉ có ăn, ngủ với xem TV. Dù bị bệnh, mới phẫu thuật xong, mẹ chồng tôi vẫn phải dậy sớm giặt quần áo vì bố chồng không biết bỏ đồ vào máy giặt và bấm nútꦡ thế nào? Mẹ chồng tôi cứ thấy việc là làm, nên nhiều khi tôi thấy thương bà.
Cũng may chồng tôi là người hiểu chuyện, lại thêm tôi cũng không phải dạng vừa, nên luôn phân chia công việc rõ ràng. Có gì không đúng là tôi nói luôn và bản thân cũng không phụ thuộc tài chính vào chồng. Chồng tôi cũng cౠhơi game nhưng đến giờ là lo phụ vợ. Chồng không nấu ăn thì cắm nồi cơm, giặt đồ, lau nhà... Ngày mới quen, chồng thấy mẹ và bạn gái xách đ🔴ồ nặng cũng chẳng biết ra xách giùm phụ nữ. Sau này tôi phải nói suốt và bắt làm bằng được nên giờ mới quen việc".
Nhấn mạnh đàn ông Việt cần thay đổi tư tưởng gia trưởng và học cách chia sẻ gánh nặng với người phụ nữ, bạn đọc Nguyễn Văn Cảnh nhận định: "Tôi từng gặp không trường hợp những người chồng không chịu lớn trong cuộc sống và cả trên mạng. Giờ xã hội đang phát triển đi lên, nam giới Việt cũng nên thay đổi mình. Chúng ta không thể vẫn giữ tư duy 'trọng nam khinh nữ', mặc nhiên là đàn ông sẽ được quyền ưu tiên, đó là một tư tưởng hoàn toàn sai. Đàn ông ngày nay cần:
1. Tự lập: có thể bạn không phải người giỏi giang, tháo vát, không được thừa hưởng gia tài lớn từ gia đình, nhưng ít nhất cũng phải biết tự lập, tự lo cơm ăn, áo mặc cho bản thân, không đư🌠ợc phép ỷ lại vào người khác.
2. Tự chủ sức khỏe, độc lập tài chính: mấy người đàn ông nghiện rượu chè, bê tha, ꧂sinh hoạt không điều độ, vung tay quá trán... nhân danh hết lòng vì bạn bè, thực ra toàn là sĩ diện hão, tương lai bấp bênh lắp, sức khỏe không ổn định, sau này dễ ăn bám. Còn người độc lập về tài chính, tức là có công ăn việc làm ổn định, ít nhất cũng tự lo được cho bản thân, dần dần phụ được bố mẹ, vợ con... vừa là thể hiện lòng hiếu thảo với cha mẹ, vừa là có trách nhiệm với vợ con, vừa thể hiện tình nghĩa vợ chồng.
3. Không dính vào game, cờ bạc: đã có rất nꦛhiều câu chuyện đau lòng khi ♛người chồng nghiện cờ bạc, lô đề, game được chia sẻ. Thế nên, tốt nhất là đàn ông không nên dính vào những thứ tệ nạn đó.
Mặt khác, bản thân những người làm cha mẹ cũng nên học tư duy mới trong việc nuôi dạy con cái, đặc biệt là con trai. Vợ con cũng không nên gây quá nhiều áp lực cho người đàn ông nếu họ không may rơi vào hoàn cảnh mất việc và đang cố gắng tìm kiếm một cơ hội khác. Để cꦰó một gia đình hạnh phúc lâu dài, rất cần mỗi thành viên trong đó phải có sự thấu hiếu, chia sẻ và đồng hành".
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.