Câu chuyện về chiếc máy phát hiện gian lận thi cử do giảng viên Đại học Tây Nguyên chế tạo đang nhận được nhiều sự quan tâm của độc giả VnExpress. Nhiều ý kiến cho rằng, máy móc chỉ là công cụ hỗ trợ chứ không thể ngăn chặn tận gốc vấn nạn gian lận thì cử:
Muốn chống gian lận thi cử, không cần phải làm máy đó.. Cứ học cách ở Mỹ, tất cả đề thi được chọn ngẫu nhiên từ 4 phương án khác nhau, người dạy không hề liên qua💟n đến việc thi, mà chỉ máy tính quyết định và đưa ra kết quả sau khi kỳ thi kết thúc. Sau đó kết quả được bảo lưu ngay vào kho lưu trữ. Phòng thi không được ai lai vãng vào ngoài các thí sinh và máy tính. Lúc này đề thi được chọn là ngẫu nhiên hiện ra trên màn hình của thí sinh. Không ai có thể can thiệp được.
Nghiên cứu chế tạo thêm máy chống g🧔ian lận chấm điểm thi bằng cách quét bài thi lưu dữ liệu vào🐓 máy trong khi thu bài hoặc trước khi rọc phách.
Không máy ಌmóc nào bằng sự công minh, công bằng và chấp hành nghiêm pháp luật của người coi thi, người chấm thi, người chủ trì các kỳ thi. Dù là máy m♔óc con người vẫn can thiệp được. Máy móc chỉ hỗ trợ để làm tốt hơn nữa chứ không có tác dụng giảm gian lận thi cử. Nhất là như 2018, họ can thiệp bằng nâng khống điểm thi, có trường hợp 29,95 điểm thì chẳng máy nào phát hiện nổi nếu công an không vào cuộc.
Chỉ phát hiện các thiết bị điện tử trái phép trong phòng thi nhưng bây giờ người ꦅta gian lận bằng cách nâng điểm thì máy൩ đành bó tay.
Làm trong sạch từ ý thức bên trong các bệnh thành tích, trả các em về đúng với tuổi thơ. Sử dụng máy là phương tiện cuối cùng mà thôi, nên nghiên cứu đề tài khác để kinh tế nước nhà sánh với với khu vực và vươn tới một tầm cao🀅 hơn.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây