Ở trong nước, nền kinh tế và sản xuất vốn chưa vững vàng đang đứng trước nhiều thách thức gay gắt ở cả quy mô quốc gia và doanh nghiệp, khi các sản phẩm ở mọi cấp độ từ nước ngoài đang cố gắng tiếp cận thị trường Việt Nam với tiềm lực v🦹à sự hậu thuẫn to lớn về chính sách, tài chính và công nghệ.
Nhưng cũng trong những ngày này, chúng ta cảm nhận được sự hân hoan lan rộng trong xã hội về một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc qua lời kêu gọi "kh▨ẩn trương thực hiện cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy" của người đứng đầu Đảng để dành nguồn lực cho phát triển đất nước, yêu cầu những nỗ lực phi thường, những cố gắng vượt bậc và sự dũng cảm, hy sinh của từng cán bộ, đảng viên; cũng như nỗ lực làm việc không ngừng nghỉ của cả bộ máy Chính phủ để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Đặc biệt, những quyết sách mới đây về việc phát triển hoặc khởi động lại các đại dự án như đường sắt tốc độ cao, nhà máy điện hạt nhân, hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại, hay hệ thống quản trị xã hội thông minh. Đây không chỉ là các dự án th💧ông thường, mà là giấc mơ, khát vọng của nhiều thế hệ người Việt Nam.
Có những băn khoăn, thậm chí hoài nghi về việc Việt Nam có làm được không, làm thế nào và đặc biệt là ai sẽ làm. Nhưng để đất nước cất cánh vào kỷ nguyên mới, nơi những lợi thế cạnh tranh cũ về chi phí rẻ, về tài nguyên thiên nhiên không còn, nơi năng lực cạnh tranh được quyết định bằng khả năng làm chủ công nghệ mới thì những siêu dự án như vậy không chỉ 🦩là động lực tiên quyết, mà còn là cơ hội vàng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của hàng triệu con người, nâng cao năng lực cạnh tranh và làm chủ công nghệ của hàng nghìn tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam được tham gia vào những dự án này.
Với quy mô, tính phức tạp của những siêu dự án như vậy, sẽ không có cây đũa thꦏần nào để chúng ta làm chủ được hoàn toàn những công nghệ hay năng lực tổ chức vận hành trong thời gian ngắn. Nhưng chúng ta cũng không bắt đầu từ con số không, ngược lại là sự xuất hiện ngày một nhiều và phát triển vượt bậc của những tập đoàn công nghệ, công nghiệp mang thương hiệu Việt Nam. Và với khát khao mãnh liệt của doanh nghiệp và con người Việt Nam, chúng ta chắc chắn sẽ làm được nếu được giao nhiệm vụ và sự ủng hộ, có lộ trình chuẩn bị bài bản và đặc biệt là sự đồng lòng tin tưởng của toàn xã hội.
Chỉ không lâu trước đây thôi, câu nói "đến cái ốc vít còn không sản xuất được" vẫn còn như một lời nguyền với nền sản xuất công nghiệp Việt Nam, thì nay, lần đầu tiên một hãng xe hơi thuần Việt đã vươn lên dẫn đầu thị trường chỉ sau 5 năm chính thức hoạt động. Là người thích lái xe, đã trải nghiệm nhiều loại xe, và cũng đã tự mình vượt qua những hoài nghi ban đầu để lựa chọn chiếc xe điện do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất, tôi không khỏi tự hào về một sản phẩm công nghệ phức tạp "made in Việt Nam" đã không hề thua kém các hãng xe hàng đầu khác. Trên hết là sự cảm phục đối với sức lao động của hàng vạn con người, trong đó có nhiều người tôi quen biết trực tiếp, đang đốt cháy cả tuổi💦 thanh xuân 🐬của mình để cắm cho bằng được ngọn cờ Việt Nam trên những đỉnh cao công nghệ thế giới.
Không chỉ thế, bằng việc thiết lập một tiêu chuẩn mới cho ngành ở các lĩnh vực mà𒅌 Tập đoàn Vingroup tham gia, hàng triệu người Việt Nam đã được thụ hưởng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp cuộc sống hiện đại, văn minh hơn, từ mua sắm, giáo dục, y tế, du lịch đến nếp sống đô thị.
Qua công việc của mình, tôi cũng may mắn được chứng kiến sự phát triển vượt bậc về năng lực công nghệ và quản trị của nhiều doanh nghiệp Việt Nam khác, như các𒁏h Tập đoàn FPT liên tiếp trúng những gói thầu phần mềm giá trị nhiều trăm triệu USD tại những thị trường cạnh tranh nhất thế giới; như sự quyết tâm "tất tay" của Tập đoàn Hòa Phát để phát triển dự án Dung Quất 2 và 3 hướng tới các sản phẩm thép chất lượng cao phục vụ cho các công trình phức ཧtạp như đường ray tàu cao tốc; hay khả năng làm chủ nhiều công nghệ phức tạp của nền công nghiệp quốc phòng an ninh trong nước mà do đặc thù không thể giới thiệu rộng rãi tới công chúng.
Tôi cũng được chứng kiến sự tâm huyết, sức lao động phi thường, sự bền bỉ và đau đáu với sứ mệnh phụng sự Tổ quốc của nhiều lão tướng kinh doanh và nhân tài khoa học người Việt ở trong và ngoài nước, khi họ hoàn toàn đã có thể nghỉ ngơi và tận hưởng thành quả sau nhiều năm lao động của mình. Có gì khác hơn là khát vọng, lòng tự hào dân tộc và mong muốn góp✨ phần xây dựng một tương lai tốt đẹp hơ﷽n cho đất nước đã thôi thúc những con người ấy.
Thách thức là to lớn, nhưng tôi tin rằng các doanh nghiệp, các nhà khoa học Việt Nam hoàn toàn có thể làm được nếu có sự cam kết, ủng hộ, và đặc biệt là niềm tin vượt lên trên những ho🧸ài nghi để cùng nhau biến những giấc mơ lớn của dân tộc thành sự thật.
Tôi lấy tiêu đề bài viết này theo tên cuốn hồi ký của v🧜ị Tổng thống thứ 9 của Israel, Shimon Peres, khi liên tưởng lời kêu gọi công dân các nước Trung Đông tin yêu và sử dụng xe điện VinFast của Thủ tướng Phạm Minh Chính mới đây với hình ảnh vị nguyên thủ quốc gia Israel, dù đã lớn tuổi vẫn đưa các c❀ông ty khởi nghiệp của Israel đi quảng bá khắp thế giới, bằng niềm tin mãnh liệt rằng sẽ "không có chỗ cho những giấc mơ nhỏ" để đưa nhà nước non trẻ này vượt qua nghịch cảnh số phận.
Tôi hình dung đến, cũng tại mảnh đất Thăng Long này, chúng ta sẽ có một Hội nghị Diên Hồng mới, nơi lãnh đạo đất nước đưa ra lời hiệu triệu, trao truyền giấc mơ lớn về một Việt Nam hùng cường, hưng thịnh và văn minh sau 100 năm thành lập nước, gửi gắm sự cam kết, đồng hành ủng hộ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội với doanh nghiệp trong nước; mỗi ngành, địa phương sẽ hy sinh một chút những công trình, dự án chưa cấp thiết; mỗi người dân sẽ hy sinh một chút những tiện nghi, đồng lòng trao đi niềm tin của mình để cùng doanh nghiệp và con người Việt൩ thổi bùng k♊hát vọng biến những điều không thể thành có thể, như lời kêu gọi "dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập" của Chủ tịch Hồ Chí Minh cách đây 79 năm.
Là một công dân, một công chức, tôi cũng khát khao được đóng góp trí óc, đôi bàn tay và đặc biệt là ngọn lửa trong tim mình cho giấc mơ đó. Và tôi tin cũng có hàng triệu cánh tay sẵn sàng như vậy từ hàng nghìn doanh nghiệp, tổ chức Việt Nam để được là một phần trong hành trình tạo nên những k𒆙ỳ tích của dân tộc.
Trong khát khao về một tương lai bứt phá mạnh mẽ của đất nước, tôi nhớ tới câu chuyện về kỳ tích sông Hán trong cuốn sách "Hàn Quốc - quốc gia gây sững sờ" của Daniel Tudor, đại ý khi máy bay chuẩn bị cất cánh, mỗi h♓ành khách cần có niềm tin tuyệt đối vào tầm nhìn của phi công, tuân thủ chặt chẽ sự hướng dẫn của phi hành đoàn, chấp nhận những rung lắc ban đầu khi máy bay chạy trên đường băng. Rồi khi máy bay đã đạt độ cao ổn định, chúng ta có thể thả lỏng, mở đai an toàn, tận hưởng một ly sâm-panh và ng💦ắm nhìn bầu trời trong xanh bên ngoài cửa sổ.
Đỗ Thành Long