-
17h00
131 lượt đại biểu chất vấn
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tuyên bố 💝kết thúc nội dung chất vấn và trả lời chất vấn sau 2,5 ngày làm việc. Cùng với ba bộ trưởng và Thống đ♍ốc Ngân hàng nhà nước chịu trách nhiệm trả lời chính, các Phó thủ tướng Lê Minh Khái, Lê Văn Thành, bộ trưởng Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Giáo dục và Đào tạo, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Xây dựng đã trả lời, làm rõ thêm nội dung liên quan. Phó thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh thay mặt Chính phủ làm rõ hơn những vấn đề thuộc trách nhiệm chung của Chính phủ và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu.
Đã có 266 lượt đại biểu đăng ký tham gia chất vấn, có 131 lượt thực hiện quyền chấ🔴t vấn, trong đó có 34 người đặt câu hỏi đối với Phó thủ tướng, 28 lượt đại biểu tranh luận để làm rõ những vấn đề quan tâm. Các câu hỏi còn lại sẽ đư𓄧ợc thành viên Chính phủ trả lời bằng văn bản.
Chủ tịch Quốc hội đánh giá, các bộ trưởng cho dù là người mới trả lời chất vấn lần đầu như Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, Thốn༺g đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng, Bộ trưởng 🍰Tài chính Hồ Đức Phớc, hay người đã có nhiều kinh nghiệm như Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể đều thể hiện bản lĩnh, nắm chắc thực trạng của ngành, lĩnh vực mình phụ trách, thẳng thắn, không vòng vo, né tránh nhiều vấn đề khó, phức tạp.
"Kết quả của phiên chất vấn và trả lời chất vấn cho thấy sự cầu thị, nghiêm túc, trách nhiệm cao của tập thể Chính phủ,🍎 của Thủ tướng, các Phó thủ tướng và bộ trưởng, trưởnཧg ngành", ông Huệ đánh giá.
Trên⛦ cơ sở chất vấn của đại biểu và trả lời của thành viên Chính phủ, kết luận đối với từng phiên chất vấn về từng nhóm vấn đề, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo các cơ quan nghiên cứu chuẩn bị nghị quyết để trình Quốc hội xem xét, thông qua vào cuố𝓀i kỳ họp, làm cơ sở để tổ chức giám sát theo quy định.
-
16h50
'Vì sao số liệu giải ngân gói phục hồi kinh tế chênh lệch?'
Tranh luận với Phó thủ tướng, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai nói sau khi đọc báo cáo của Chính phủ tại phiên chất vấn hôm nay, đối chiếu với báo cáo do Phó thủ tướng Lê Minh Khái trình bày trước Quốc hội một tuần trước (2/6), thấy có sự chênh lệch về số liệu giải ngân gói phụ🐲c hồi kinh tế.
Cụ thể, báo cáo do Phó thủ tướng Lê Minh Khái trình bày một tuầ෴n trước, Chính phủ đã giải ngân được 22.000 🌳tỷ đồng; báo cáo hôm nay do Phó thủ tướng Phạm Bình Minh trình bày Chính phủ giải ngân được 33.500 tỷ đồng. "Như vậy cùng thời điểm tính toán, nhưng số liệu khác nhau. Vậy đâu là kết quả chính xác", bà Mai đặt vấn đề.
Bà Mai nói thêm "qua các báo cáo và giải trình của thành viên Chính phủ, thêm một lần nữa pháp lu𝐆ật được coi là "tội đồ" trong việc chậm trễ giải ngân gói phục hồi kinh tế và nhiều mục tiêu khác". Vì vậy, bà mong Phó thủ tướng giải thích rõ việc chậm trễ "có đúng là do rào cản pháp luật hay không?". Phải chăng cơ chế đặc thù vẫn chưa đủ. "Nếu do rào cản pháp luật, thì đó là quy định nào, đề nghị Phó thủ tướng nói rõ để Quốc hội được biết", đại biểu tranh luận.
Phó thủ tướng Phạm Bình Minh trả lời, ông chưa đối chiếu số liệu v🌺ới báo cáo do Phó thủ tướng Lê Minh Khái trình bày trước đó. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính sẽ tổng hợp số liệu cuối cùng về vấn đề giải ngân.
Ông Minh giải thích thêm, việc giải ngân được báo cáo theo từng thời kỳ, có những lúc khác nhau. Trong các cuộc họp Chính phủ cũng nêu vấn đề này. Bộ Tài chính tính kết quả giải ngân trên cơ sở các nguồn được quyết toán từ kho bạc nh🔴à nước. Còn các tỉnh, thành là thực tế. Vì vậy, giữa hai việc tổng hợp số liệ💦u này thường có sự chênh lệch.
"Tôi s🦂ẽ kiểm tra lại số liệu v🍰ề tình hình giải ngân gói phục hồi kinh tế", Phó thủ tướng Phạm Bình Minh nói.
-
16h45
Chính phủ tăng cường phân cấp phân quyền
Đại biểu⭕ Trần Thị Hiền nói, t෴hời gian qua, Chính phủ đã kịp thời chỉ đạo rà soát, sửa đổi và hoàn thiện các quy định pháp luật chuyên ngành theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, xác định rõ trách nhiệm, nhất là từ khi ban hành Nghị quyết số 04/2022. "Chính phủ có giải pháp cụ thể gì để đẩy mạnh phân cấp, phân quyền nhưng vẫn đảm bảo hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước thời gian tới", bà Hiền đặt câu hỏi.
Phó thủ tướng Ph🌳ạm Bình Minh cho hay, Chính phủ đã tổ chức hội nghị bàn về vấn đề phân cấp, phân quyền giữa các bộ ngành với các địa phương; chỉ đạo cho các bộ, ngành, đặc biệt là Bộ Nội vụ về thực hiện các giải pháp, có báo cáo về những lĩnh vực cụ thể. Ví dụ trong đầu tư công, đầu tư các tuyến cao tốc vừa qua, Chính phủ đề xuất phân cấp, pꦯhân quyền trong quá trình thực hiện.
-
16h40
Chấn chỉnh san ủi đất lâm nghiệp để phân lô bán nền
Đại biểu Hoàng Ngọc Định phản ánh thời gian qua, tình trạng san ủi đất lâm nghiệp, đất đ🅠ồi núi không phù hợp với quy hoạch để phân lô, sang nhượng trái phép diễn ra phức tạp ở nhiều địa phương. Ông đề nghị Phó thủ tướng cho biết Chính phủ có giải pháp gì để chấn chỉnh, khắc phục tình trạ🍨ng này?
Phó thủ tướng Phạm Bình Minh thừa nhận có tình trạng nói trên tại các địa phương. Việc này có nhiều nguyên nhân, như lợi nhuận lớn từ việc chiếm dụ📖ng đất đai, giá trị quyền sử dụng đất tăng lên sau khi chuyển đổi mục đích, do yếu kém trong quản lý của các địa phương, việc lập quy hoạch chưa đúng, quy hoạch của các địa phương cũng chưa liên thông...
Chính phủ đã đưa ra một số chỉ thị, tại Nghị quyết 63 mới đây, Chính phủ đã chỉ đạo UBND các tỉnh thành phố tích cực chỉ đạo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân phân lô bán nền. Tại chỉ thị 05 ngày 18/5, Thủ tướng đã giaꦑo tăng cường xử lý các hành vi vi phạm quy định về quản lý bảo vệ rừng; hoàn thiện quy định về quản lý đất đai; kiểm tra xử lý các vi phạm...
Trước đây có Chỉ thị 22 tháng 🔯2/2021 về công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp, Thủ tướng cũng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường lập đoàn kiểm tra tại các địa phương; yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố phê duy♔ệt quy hoạch sử dụng đất, trong đó có quy hoạch rừng. "Chính phủ đã nhấn mạnh nhiệm vụ tăng cường kiểm tra giám sát tại những nơi việc này xảy ra", Phó thủ tướng cho hay.
-
16h35
Rất khó có lợi ích nhóm khi xây dựng văn bản pháp luật
Giơ biển tranꦓh luận với Phó thủ tướng Phạm Bình Minh, đại biểu Cầm Hà Chung đề nghị Phó thủ tướng làm rõ thêm nội dung về ban hành v☂ăn bản quy phạm pháp luật. Hiện có ý kiến cho rằng đâu đó còn lợi ích nhóm, cục bộ ngành, chạy theo thành tích trong xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Chính phủ đánh giá vấn đề này thế nào và có giải pháp gì khắc phục thời gian tới?
Phó thủ tướng Phạm Bình Minh trả lời "không có vấn đề đó", nếu có ý kiến cần ch🌠ỉ ra cụ thế, lợi ích nhóm nào, chỗ nào. Để đảm bảo chất lượng ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Nhà nước, Chính phủ đã có những quy định chặt chẽ. Các quy định liên quan đến luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội và Thường vụ Quốc hội, cơ quan soạn thảo phải tổng kết, đánh giá tác động thì mới xây dựng. Khi xây dựng dự thảo, các cơ quan phải lấy ý kiến đánh giá tác động về chính sách, trong đó có ý kiến người dân, nhóm dân số bị tác động.
Đồng thời, cơ quan soạn thảo phải tổ chức hội nghị, hội thảo đánh giá, tiếp thu. Qua quá trình đó, ý kiến thẩm 💟định cuối cùng là của Bộ Tư pháp. Sau đó, Chính phủ tổ chức các phiên họp để xem xét, trước khi trình các dự thảo luật ra Quốc hội. "Đó là quy trình chặt chẽ, nếu tuân thủ nghiêm túc thì hiện tượng lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ rất khó có thể xảy ra. Bởi không thể một mình cơ quan nào xây dựng luật được", Phó thủ tướng khẳng định.
Chính phủ đã đề ra quy định và có b♕iện pháp minh bạch, kiểm soát quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp lu💞ật; tăng cường trách nhiệm người đứng đầu nhất là bộ trưởng, thủ trưởng.
-
16h25
Khoảng 1.000 nhà đất công chưa xử lý
Đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hạnh nêu thực trạng các kho bãi, dự án của bộ, ngành tại địa phương bị bỏ trống, sử dụng không đúng mục đích, có trường hợp không triển khai, bị bỏ hoang nhiều năm. Trong khi đó, quỹ đất tại địa phương thì hạn hẹp, thiếu đất xây dựng trường học và xây dựng các công trình công cộng để phục vụ cộng đồng, gây bức xúc cho nhân dân và cử tri địa phương. "Chính🎀 phủ đánh giá như thế nào về thực trạng này và có chỉ đạo phối hợp giữa các bộ, ngành để giải quyết tình trạng này như thế nào?", bà Hạnh đặt câu hỏi.
Trả lời đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Phó thủ tướng cho biết, Chính phủ đã có những văn bản quy định về vấn đề này. Đó là Nghị định 67/2021 rà soát các cơ sở nhà đất của cơ quan, tổ chức, đơn vị doanh nghiệp thuộc Trung ương quản lý mà không có nhu cầu sử dụng. Cơꦓ quan đơn vị đó phải lập hồ sơ đề xuất phương án xử lý và thu hồi, điều chuyển, bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển giao về cho 🎶địa phương quản lý.
Theo tổng hợp của 9 bộ, cơ quan trung ương và 45 địa phương 🃏thì tổng số cơ sở nhà đất khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính là hơn 10.200. Kết quả sắp xếp, xử lý các cơ sở nhà đất dôi dư là giữ lại, tiếp tục sử dụng hơn 8.100 cơ sở; thu hồi 117; điều chuyển 410 cơ sở giữa bộ, ngành, địa phương tùy theo nhu cầu xử lý thực tế; bán tài sản 💃đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất 236; phương án 302 cơ sở chuyển giao về cho địa phương xử lý. Hiện khoảng 1.000 cơ sở chưa xử lý.
Chính phủ đã giao cho Bộ Tài chính tiếp tục rà soá𓆏t cùng các bộ ngành, địa phương rà soát cơ sở nhà đất, đặc biệt là khu vực để hoang hóa, không sử dụng. Đây cũng là tổng kết nghị quyết 19 của trung ương về sử dụng hiệu quả đất đai trên cả nước, ông Minh cho hay.
-
16h20
Đầu tư 100.000 tỷ đồng phát triển giao thông đồng bằng sông Cửu Long
Đại biểu Nguyễn♍ Thị Kim Bé hỏi, biến đổi khí hậu đang tác động mạnh đến đồng bằng sông Cửu Long. Phó thủ tướng cho biết giải pháp của Chính phủ để nơi này phát triển?
Phó thủ tướng nói đồng bằng sông Cửu Long có nguy cơ bị tác động nặng nề bởi biến đổi khí hậu, nhất là khi nước biển dâng. Đây là nguy cơ, thách thức 🐠rất lớn. Thời gian qua, Đảng, Chính phủ rất quan tâm đến vấn đề này. Trong các Nghị quyết của Bộ Chính trị, Chính phủ về vùng đồng bằng sông Cửu Long đều có nội dung ứng phó biến đổi khí hậu.
Để đầu tư nguồn lực, giai đoạn🍌 2011-2020, ngân sách trung ương đầu tư cho đồng bằng sông Cửu Long không dưới 1% tổng chi ngân sách hàng năm. Năm 2011-2020, Chính phủ đã huy động được hơn 6,9 tỷ USD nguồn vốn ODA để bảo vệ môi trường, riêng hỗ trợ đồng bằng sông Cửu Long là 1,5 tỷ USD. Đồng thời, các cơ quan tiếp tục nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế, huy động nguồn lực để ứng phó biến đổi khí hậu vùng này.
Thời gian tới, Chính phủ tiếp tục hoàn thiện hệ thống quy hoạch đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt liên qua♓n đ𒆙ến hạ tầng giao thông. Trong 5 năm tới Chính phủ sẽ đầu tư hơn 100.000 tỷ đồng phát triển giao thông vận tải ở vùng này.
Tại hội nghị về vùng đồng bằng sông Cửu Long trước đây, Thủ tưꦕớng yêu cầu huy động 2 tỷ USD phát triển nơi này. Chính phủ tiếp tục có quy hoạch liên kết vùng, phát huy tiềm năng lợi thế vùng, xúc đẩy xúc ti♐ến thương mại.
-
16h05
'Chương trình phổ thông mới không bỏ môn Lịch sử'
Đại biểu Quàng Thị Nguyệt hỏi, những ngày vừa qua nhiều đại biểu quan tâm môn Lịch sử sẽ là môn tự chọn trong chương tr🎉ình giáo dục phổ thông mới. Chính phủ có chỉ đạo gì về việc này?
Phó thủ tướng Phạm Bình Minh nói đây là vấn đề dư luận hết sức quan tâm. Chủ trương của Đảng, Nhà nước về chương tr⭕ìn📖h giáo dục phổ thông, trong đó có môn Lịch sử đều rất cụ thể.
Giáo dục phổ thông 12 năm gồm hai giai đoạn, giai൲ đoạn giáo dục cơ bản gồm cấp tiểu học và trung học cơ sở; giai đoạn định hướng nghề nghiệp 3 năm trung học phổ thông. Giai đoạn một giáo dục cơ bản c꧑ó môn Lịch sử. Còn giai đoạn hai có tính chất định hướng nghề nghiệp.
Chương trình phổ thông thiết kế theo hai giai đoạn, từ lớp 4 đến lớp 9 môn Sử và Địa lý là bắt buộc, thời lượng 560 tiết; phân môn Lịch sử chiếm 280 tiết. Hai là giai đoạn từ lớp 10 đến 12, Lịc𓆏h sử là môn học trong tổ h🌼ợp khoa học xã hội. Như vậy, môn Sử được dạy ở tất cả trường THPT, bảo đảm sử dụng hiệu quả đội ngũ giáo viên lịch sử hiện có.
Một số ý kiến cho rằng môn Sử là tự chọn dẫn đến bỏ hoặc khai tử môn Sử, "nhưng thực tế không phải như vậy". Thời gian qua, ý kiến cử tri nêu sự quan tâm, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo lắng nghe ý kiến cử tri, đại biểu Quốc hội, nhà khoa học, Hội Khoa học🌠 lịch sử Việt Nam, tổ chức hội thảo để thảo luận kỹ lưỡng, đánh giá toàn diện, đề xuất phương án phù hợp, bảo đàm việc học môn Sử, kiến thức lịch sử, nhất là lịch sử dân tộc được tăng cường.
-
15h35
3 chương trình mục tiêu quốc gia chậm vì 'làm kỹ để tránh sai sót, tiêu cực'
Ba🌞 chương trình mục tiêu quốc gia, gồm giảm nghèo bền vững; mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Tổng tiền ngân sách dành cho 3 chương trình này khoảng 92.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, các chươꦓng trình này thực hiện chậm. Giải trình việc này, Phó thủ tướng Phạm Bình Minh cho biết, Thủ tướng đã lập Ban chỉ đạo✱ Chính phủ, Thủ tướng, ban hành 19 văn bản để phê duyệt, quy định nguyên tắc, tiêu chí và phân bổ vốn cho 3 chương trình này. Các tiêu chí phân định, danh sách huyện nghèo, xã bãi ngang, ven biển và hải đảo thuộc đối tượng của chương trình giảm nghèo bền vững. Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới cũng được lập, ban hành.
Thủ tướng đã giao kế hoạch vốn đầu tư từ ngân sách trung ương 2021-2025 cho các đ𓆏ịa phương và giao dự toán ngân sách trung ương 2022 cho các bộ, ngành, địa phương để thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia.
Phó thủ tướng cho rằng đây là nỗ lực rất lớn của Chính phủ, Thủ tướng do khối lượng công việc nhiều, phức tạp, liên ♈quan đến nhiều đối tượng, nê🎃n "phải rà soát kỹ để tránh những sai sót, tiêu cực có thể xảy ra".
Lãnh đạo Chính phủ nói "nhận thức rõ trách nhiệm", nên Ban chỉ đạo Chính phủ tới đây sẽ yêu cầu các bộ, ngành đẩy nhanh tiến độ xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt các chương trình, đề án với lộ trình cụ thể và có💫 văn bản hướng dẫn.
Các đ🐷ịa phương khẩn trương giao kế hoạch vốn ngân sách giai đoạn 2021-2025 và năm 2022; có các cơ chế, chính sách đặc thù phù hợp với địa phương và quy định liên quan theo thẩm quyền. "Quá trình thực hiện tuyệt đối không được để xảy ra tiêu cực, thất thoát ngân sách nhà nước", ông nhấn mạnh.
C𝓀ác cấp, ngành ưu tiên giải quyết các vấn đề bức xúc như đất ở, nhà ở, đất 🧔sản xuất, nước sinh hoạt; đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu cho địa bàn khó khăn.
-
15h30
Giải ngân đầu tư công còn chậm
Về giả💞i ngân vốn đầu tư công, Phó thủ tướng cho biết, đây là nguồn lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, vừa phải thúc đẩy kịp thời tiến độ vừa phải tính toán🍨 kỹ lưỡng để nâng cao chất lượng, hiệu quả. Chính phủ, Thủ tướng đã chỉ đạo quyết liệt giải ngân vốn đầu tư công, nhất là trong yêu c🐬ầu phục 💫hồi nhanh, phát triển bền vững kinh tế - xã hội.
Đến hết tháng 5, cả nước đã gꦅiải ngân được hơn 22% kế hoạch. Thủ tướng lập 6 tổ công tác kiểm tra thực tế tình hình giải ngân tại các bộ, địa phương để xác định rõ nguyên nhân chậm giải ngân, có ಌgiải pháp khắc phục. Hầu hết các bộ, cơ quan, địa phương cam kết có giải pháp mạn📖h mẽ, cụ thể hơn để hoàn thành giải ngân trên 95% kế hoạch vốn được giao trong năm 2022.
Báo cáo của Chính phủ thừa nhận "giải ngân vốn đầu tư công còn chậm". 41/51 bộ, ngành, cơ quan trung ương và 18/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 20%.
Thời gian tới, Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các bộ, cơ quan, địa phương xác định giải ngân vốn đầu tư công là một nhiệm vụ trọng tâm của năm 2022.