Trong tọa đàm "Tạo dựng văn hóa doanh nghiệp để thích ứng linh hoạt với đại dịch", phát sóng14h ngày 20/12, trên VnExpress, các khách mời nói về những đoàn người hồi hương thời dịch để lại nhiều khoảng trống, xáo trộn nhân lực khi doanh nghiệp tái sản xuất. Theo số liệu quý III, có đến 4,7 triệu lao động mất việc, 14,7 triệu người tạm dừng công việc; trꦑên 10 triệu nhân sự giảm giờ làm. Trong đó, 4,59% nhân sự ở vùng Đông Nam bộ và 44,7% nhân viên ở ĐSCL bị ảnh hưởng do ngừng, giãn hay nghỉ việc.
Ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - lý giải những vấn đề liên quan đến khủng hoảng nhân sự. Trước hết, khi doanh nghiệp꧋ đóng cửa, người lao động phải nghỉ việc, số tiền họ còn lại chỉ đủ sống trong thời gian ngắn. Khi nguồn tiền cạn kiệt, họ buộc phải rời khỏi khu công nghiệp hay chia tay thành phố họ đã gắn bó để về quê.
Thứ hai là vấn đề nhà ở, rất nhiều công🧔 nhân thuê trọ trong những khu nhà 🌸chật trội, tạm bợ, san sát nhau, vô tình khiến dịch lây lan nhanh.
Thứ ba, không í🏅t doanh nghiệp vi phạm quy định lao động, nhiều nhân sự chưa được ký hợp đồng, không được đóng bảo hiểm nên không có cơ hội꧑ hưởng một số chính sách của Chính phủ hay tổ chức công đoàn.
Ông🥀 Ngọc Duy Hiểu cũng chỉ ra thu nhập của phần lớn công nhân rất thấp, khó đảm bảo sinh kế. "Cần quan tâm, giải quyết vấn đề này sớm. Ngoài để lại hậu ൩quả nặng nề, dịch cũng là cảnh tỉnh với chúng ta trong việc tiếp cận, nhìn nhận đầy đủ hơn vai trò của người lao động trong các doanh nghiệp hiện nay", ông nhấn mạnh.
Một trong những quan điểm ông Hiểu nhấn mạnh ở tọa đàm: người lao động có vai trò rất quan trọng, khônꦬg có họ, chắn chắn các công ty khó thể tồn tại, dù ứng dụng công nghệ hiện đại thế nào đi nữa. Cuộc di cư, hồi hương của lượng lớn lao động khiến doanh nghiệp phải suy nghĩ về nhiều khía cạnh.
Ở góc độ quản trị nguồn lực và đảm bảo nhân sự cho sự phát triển bình thường, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề cập hai vấn đề. Thứ nhất, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, nếu🍬 không đánh giá đúng và không coi trọng v🅺ai trò của người lao động bằng các chính sách chăm lo, hỗ trợ kịp thời - kể cả lúc chưa khủng hoảng đến lúc biến động, doanh nghiệp đó sẽ thất thoát nhân sự khi gặp biến động, điển hình là Covid-19.
Thực tế ở Việt Nam hiện nay, một 🌃số lĩnh vực và doanh nghiệp địa phương thiếu lao động cục bộ. Nhiều công ty với miền Đông Nam Bộ treo biển tuyển người từ đầu năm đến cuối năm.
"Họ tuyển quanh n♐ăm và luôn ở trạng thái thiếu lao động. Vấn đề rất đáng quan tâm💛", ông Ngọ Duy Hiểu nói.
Thứ hai về chỗ⛄ ở. Ông Hiểu đặt giả sử trong giai đoạn dịch cao điểm, nếu công nhân được sống trong những khu nhà đảm bảo tiện nghi cơ bản, phù hợp với điều kiện của họ, cùng với việc được chăm lo, hỗ trợ kịp thời, người lao động sẽ ít quay về quê hơn.
Theo thống kê của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, những nơi có chung cư, ký túc xá cho nhân vꦺiên, nơi đó ít xảy ra tình trạng dòng người hồi hương. Do đó, vấn đề nhà ở cần được quan tâm hàng đầu, ông Hiểu nhấn mạnh đây là trách nhiệm của Nhà nước, xã hội lẫn doanh nghiệp.
Khách mời lý giải an cư mới lạc nghiệp, khi có những khu nhà đảm bảo tiện nghi tối thiểu, khả năng lây🐓 lan Covid-19 cũng hạn chế và việc xử lý an sinh, khủng hoảng sẽ thuận lợi hơn.
Về vỹ mô, ông Hiểu chỉ ra việc tập trung quá nhiều doanh nghiệp ở các khu công nghiệp, tỉnh thành phía Nam cũng là thách thức lớn, không chỉ khó khăn trong🔯 quản trị xã hội, hạ tầng xã hội sẽ quá tải, mà còn dễ xảy ra tình trạng lao động rời đi khi có biến động, khủng hoảng. Nhà nước cần có những chính sách điều chỉnh thu hút đầu tư, đảm bảo phát triển c🧸ân bằng giữa các vùng miền và tránh áp lực cho một số địa phương.
Ở góc độ tổ chức, lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nhấn mạnh ba ý: doanh nghiệp phải coi văn hóa là một phần trong chiến lược phát triển; chú trọng xây dựng mối quan hệ giữa lãnh đạo và người lao động bằng niềm tin; làm sao để khi công ty biến động, nhân sự không rời bỏ và ngược lại, dù khó khăn, doanh nghiệp cũng phả♏i quan tâm, đảm bảo sinh kế của nhân viên.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải tạo được động lực để người lao động tin rằng môi trường mình đang làm việc tᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚhực sự tôn trọng con người, giúp họ phát huy sáng kiến, thể hiện kỹ năng lao động và đó phải là nơi công bằng, tuâ🦹n thủ pháp luật.
"Tôi tin rằng nếu tiếp cận như vậy, dù khủng hoảng chúng ta cũng sẽ vượt qua được"𒈔, ông Ngọ Duy Hiểu nói thêm.
Thi Quân