Sáng 3/11, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai kết luận số 19 (ngà🐷y 14/10) của Bộ Chính trị và ꦜĐề án định hướng chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.
Kết luận số 19 nêu rõ Quốc hội khóa XV "hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển, tạo lập khuôn khổ pháp lý để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2021-2025, 12 định hướng phát triển đất nước, 6 nhiệm vụ trọng tâm và 3 ♋đột phá chiến lược đã được Đại hội XIII của Đảng đề ra".
Đề án của Đảng đoàn Quốc hội cũng chỉ ra 137 nhiệm vụ lập pháp cần thực hiện trong nhiệm kỳ nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, công bằng chꩵo mọi thành phần kinh tế. Các điểm nghẽn, nút thắt về thể chế sẽ được tháo gỡ, khắc phục tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo, cản trở sự phát triển, kịp thời ứng phó hiệu quả với đại dịch Covid💧-19.
Để thực hiện nhiệm vụ được giao, ông Huệ đề nghị lãnh đạo các cơ quan, tổ chức, cấp ngành vꦯà đại biểu Quốc hội ưu tiên cao nhất cho chất lượng luật, không chạy theo số lượng; tăng cường phối hợp để nâng cao chất lượng dự án luật, dự thảo nghị quyết trình Quốc hội. Trong quá trình nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, xây dựng mới luật, các cơ quan phải siết chặt kỷ luật, bảo đảm tuân thủ quy trình, nhất là trong việc chuẩn bị hồ sơ.
"Cần quan tâm꧅ chống tiêu cực ngay trong công tác xây dựng pháp luật, không để xảy ra việc 𝓰lồng ghép lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ của cơ quan quản lý nhà nước trong văn bản luật", Chủ tịch Quốc hội nói, nhấn mạnh phải quan tâm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân và doanh nghiệp, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.
Chủ tịch Quốc hội nhắn nhủ các cơ quan trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự án, dự thảo luật bảo đảm chất lượng và tiến độ, "không chấp nhận dự án luật sơ sài rồi đưa ra biểu quyết, sau đó một thời 🥂gian ngắn lại phải sửa"; gắn trách nhiệm tập thể, tổ chức và cá nhân, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác xây dựng pháp luật.
"Phải coi đó là một trong những tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, là căn cứ để xem xét, đánh giá mức độ tín nhiệm khi tổ chức lấy phiếu tín n𓆉hiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn", ông Huệ nói.
Phát biểu tại hội nghị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng yêu cầu quá trình xây dựng, ban hành luật phải "thận trọng, chắc chắn, chuẩn bị sớm, làm tốt từng khâu, đặt yêu cầu cao về chất lượng, không chạy theo số lượng";🐈 lấy quyền và lợ✨i ích hợp pháp, chính đáng của người dân, doanh nghiệp và lợi ích quốc gia, dân tộc làm trọng tâm.
"Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng tham nhũng chính sách; không được lồng ghép lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ của cơ quan quản lý nhà nước trong văn bản pháp luật hoặc chỉ thiên về tạo thuận lợi cho cơ quan quản lý nhà nước, mà thiếu đồng hành với người dân, doanh nghiệp", ông nói. Các cơ quan cũng cần khắc phục ng🥂ay tình trạng văn bản luật tính dự báo yếu, thiếu ổn định, "luật khung, luật ống", chậm ban hành hướng dẫn 🅘thi hành.
Ông Thưởng cho rằng nhiều vấn đề luật pháp chưa thể theo kịp, quy định pháp luật xa rời cuộc sống, chưa đủ chế tài để xử lý hoặc xử lý không triệt để... Vì vậy, việc xây dựng pháp luật phải bám, giải quyết những vấn đề mới nảy sinh; bình tĩnh nghiên cứu, dự báo thấu đáo, khoa học những vấn đề c🥂ủa thực tiễn đặt ra, không nóng vội, chủ quan, ch💜ạy theo dư luận xã hội...
"Chỉ những vấn đề cấp bách, đã chín, đã rõ, được thực tiễn chứng minh, có sự thống nhất cao thì mới xây dựng, 🌜ban hành luật. Những vấn đề tuy cấp bách, 💟cần thiết, nhưng mới và chưa đạt đồng thuận cao thì có thể quy định thực hiện thí điểm", ông Thưởng nhấn mạnh.