Theo Hiệp hội cà phê-ca cao Việt Nam (V▨icofa), để gia tăng giá trị của cà phê xuất khẩu, Việt Nam cần tăng cường diện tích cà phê chè, bởi hiện nay lượng cà phê này không đủ để xuất khẩu.
Thống kê của Tổng cục hải quan cho thấy, trong 3 năm (từ năm 2009-2011), giá cà phê chè tăng lên gần gấp đôi, từ 2.313 USD một tấn lên 4.261 USD một tấn. Thế nhưng, theo Vicofa, cà phê ch𒐪è vẫn chỉ chiếm 4% sản lượng cà phê cả nước.
Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn, năng suất và chất lượng sản phẩm cà phê chè ở Việt Nam chưa tương xứng với tiềm năng. Theo Tiến sĩ Lê Ngọc Báu, Viện trưởng Viện khoa học kỹ thuật lâm nghiệp Tây Nguyên, để nâng cao năng suất, sản lượng và hiệu quả sản xuất cà phê chè, công tác quy hoạch vùng trồng cần được rà soát. Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp đề xuất thu hẹp địa bàn trồng cà phê chè chỉ dừng lại ở 17 huyện, thành phố, thị xã thuộc 5 tỉnh là: Điện Biên, Sơn La, Qu🉐ảng Trị, Kon Tum, Đà Lạt.
Ông Nguyễn Văn An, Chủ tịch Hội đ💟ồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần tập đoàn Thái Hoà Việt đề xuất: “Chúng ta nên rà soát lại thực trạng các cơ sở chế biến cho phù hợp vớওi vùng nguyên liệu và ngừng đầu tư mới khi cơ sở chế biến đã đáp ứng đủ vùng nguyên liệu”.
Nghiên cứu của Viện khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên cho thấy, cà phê chè chỉ phát triển phù hợp ở những vùng cao (trên 800m). Tuy nhiên, ở các vùng đó lại có điều kiện kinh tế, giao thông khó khăn, điều kiện canh tác 💜của người dân còn thấp. Do đó, diện tích cà phê chè nên giới hạn không quá 50.000ha.
Quy hoạꦰch phát triển ngành cà phê Việt Nam đã xác định, mục tiêu về năng suất cà phê bình quân năm 2020 đạt 2,40 tấn một ha và đến năm 2030 đạt 2,50 tấn một ha. Qua đó tăng cơ cấu diệ🧔n tích trồng cà phê chè lên 20% so với tổng diện tích cà phê đã có.
(Theo Dân Việt)