Tôi 30 tuổi, đã có vợ và hai con gái, ở chung với bố mẹ tôi. Tuổi thơ tôi tràn ngập ꦿnước mắt vì những trận đòn của bố 𒉰dành cho mẹ và ba chị em tôi. Bố đánh chúng tôi không tiếc tay vì những việc rất nhỏ nhặt. Tôi từng bị bố đánh đau rồi lột quần áo, bắt quỳ bò khắp sân.
Giờ bố tôi đã biết thương và chăm sóc cho mẹ tôi, vợ chồng tôi và hai con gái tôi nhưng ông vẫn gia trưởng lắm. Cái gì ông cũng áp đặt tô♑i phải làm theo ý và sự chỉ đạo của ông. Vợ chồng tôi đã tính ra ở riêng nhưng mọi người lại khuyên ở lại vì tôi là con trai một và ông bà đã già rồi, giờ sinh nhiều bệnh tật... Vậy là tôi nhẫn nhịn.
Tôi do công việc đi làm suốt, thỉnh thoảng được về nhà, lại bất đồng quan điểm với bố. Nhiều lúc bất đồng quá, tự nhiên bao ký ức quá khứ đau buồn hiện về... tôi không nhịn được nữa và xin ông cho ra ở riêng. Ông đồng ý nhưng chỉ cho tôi một miếng đất không. Kinh tế tôi đi làm, ông bà quản hết, làm sao tôi có thể làm được nhà ngay lúc đó? Muốn có tiền để tự lập một cuộc sống riêng, tôi chơi cờ bạc và thua. Cuộc sống tình cảm vợ chồng tôi cũng bị ảnh hưởng rạn nứt theo. Tôi nên làm gì bây giờ? (Phong)
Trả lời:
Cuộc sống không cho ai chọn được cha mẹ. Trong hoàn cảnh nào đó, mỗi chúng ta phải chịu tuân theo cái mà người đời gọi là số mện♌h. Tuy nhiên, có những người luôn tìm cách chống lại “số mệnh” nhưng cũng khó mà thành công nếu không dựa trên quy luật của một trật tự có tính kế thừa. Kế thừa hoàn cảnh gia đình để xây dựng cuộc sống của mình luôn luôn cần thiết. Trong sự kế thừa đó, cần chọn cái gì hay, cái gì tốt đẹp thì kế thừa, cái gì không tốt đẹp thì𓆉 tìm cách loại bỏ, sao cho phù hợp trong điều kiện chủ động. Thiếu chủ động vượt lên hoàn cảnh hoặc tính toán mơ hồ thì có thể xuất hiện “số mệnh” tiếp theo.
Bạn có người cha thật sự là “ác” nhưng còn hơn nhiều đứa trẻ không có cha phải sống cầu bơ cầu bất. Nếu bạn so sánh theo hướng này bạn sẽ nhẹ nhàn🦹💜g và thông cảm cho người cha của mình. Trái lại bạn đem so sánh với những người cha hiền lành thì bạn sẽ uất hận. Chính sự uất hận này nó có thể kéo chân cuộc đời làm cho cuộc đời lún sâu vào oán trách mà dẫn đến mất minh mẫn.
Bạn nói “giờ bố bạn biết thương và chăm sóc mẹ bạn, vợ chồng bạn và hai con gái bạn” cho thấy bố bạn đã thay đổi nhiều so với trước, nhưng bạn lại đi so sánh tính gia trưởng để thấy “ông vẫn gia trưởng lắm” nê𝔉n bạn trở nên căng thẳng và ức chế. Từ những ức chế bạn không tìm cách giải phóng tích cực mà lại “tích tụ” để tâm lý xuất hiện “bất đồ🥃ng quan điểm với bố”. Chính những bất đồng này không được hóa giải trong tâm lý của bạn và đã xuất hiện “nhiều lúc bất đồng quá”. Khi bất đồng quá bạn đã không nghĩ cách hóa giải mà lại đem sự “kích thích ký ức tiêu cực” nên đã mất đi sự sáng suốt.
Bạn thấy đấy, từ chỗ không muốn cho bạn ra ở riêng nhưng do thái độ của bạn nên bố bạn đã thách đố bạn bằng việc “chỉ cho bạn một miếng 🅰đất không” để xem bạn sẽ làm gì. Bạn không hiểu ý bố bạn và đã nghĩ lẩn quẩn “muốn có tiền để tự lập một cuộc sống riêng, bạn chơi cờ bạc và thua”. Bài học này người xưa có nói “cá không ăn muối cá ươn, người không nghe lời người hư”. Câu chuyện không dừng lại ở đấy “cuộc sống tình✤ cảm vợ chồng bạn cũng bị ảnh hưỡng rạn nứt theo”.
Bạn hãy xin lỗi vợ về những sai lầm của mình và tìm cách khắc phục hậu quả, xin lỗi bố để làm lại từ đầu. Bạn còn may mắn hơn nhiều người nhờ có việc làm, bố mẹ có 💛đất, có vợ con, cái khó là bạn không b꧑iết chấp nhận hoàn cảnh mà muốn tự do trong khi những điều kiện chưa có. Bạn thương bố mình hơn, lúc đó bạn vừa là người con có hiếu và có cuộc sống yên ổn.
Chúc sự bình tĩnh.
GS.TS Vũ Gia Hiền
Hội Khoa học Tâm lý & Giáo dục TP HCM
GS.TS. Vũ Gia Hiền.