Tác phẩm mang đến những câu chuyện với chủ đề mùa xuân ở bốn thể loại: Thơ, văn, nhạc, họa. Sách quy tụ nhiều cây viết🦂 như Đoàn Công Lê Huy, Vũ Tú Nam, Nguyễn Thế Hoàng Linh... gửi gắm ký ức mùa Xuân, các câu chuyện Tết thấm đượm tình yêu thiên nhiên và con người.
Mở đầu sách là Lời chào Xuân được nhà văn, nhà báo Đoàn Công Lê Huy ♍viết, gợi nhớ kỷ niệm, không khí gia đình rộn rã. Bài viết nhắc thiếu nhi chuẩn bị một 🌠tâm thế mới, một cái nhìn khoan dung để bước vào một năm mới, vận hội mới của bản thân, gia đình và đất nước.
Mùa xuân trong lòng nhà văn Vũ Tú Nam là hình ảnh cây gạo sống bền bỉ qua năm tháng, "trổ lộc nảy hoa" vào năm mới trong bài Cây gạo. Nét hồn nhiên, trong sáng nhưng cũng tình cảm của lứa tuổi thiếu nhi được các nhà văn thể hiện qua các truyện ngắn Mèo Nhỏ xóm Chum Nước (Trần Đức Tiến), Buổi sáng mùa xuân của cậu bé A Su (Niê Thanh Mai) hay Tết của cu cậu nông dân chính hiệu (Vũ Thị Huyền Trang)...
Trong phần thơ, tác giả Thy Ngọc và Định Hải gửi gắm thông điệp yêu thương cuộc sống đến các em nhỏ qua hai bài Kể một chuyện xuân và Mùa xuân kì diệu. Cao Xuân Sơn với tác phẩm Thơ vui ba ngày Tết tái hiện sự háo hức, mong chờ khoảnh khắc chuyển giao năm mới. Chim én - biểu tượng mùa xuân - được Hồ Huy Sơn nhớ lại trong bài Xuân về. Còn mùa xuân trong quan điểm của nhà thơ Nguyễn Thế Hoàn♛g Linh là lúc trẻ em 🔯thỏa thích vui chơi mà không phải nghĩ đến bài vở.
Sách còn đưa bạn đọc thưởng Xuân khắp mọi miền đất nước qua các bài tản văn. Tết nhà ông bà Mười thuốc bắc là kỷ niệm đón Tết cùng gia đình của tác giả Diam. Món quà có mùi thành phố (Cát Tường) là ký ức của gia đình ba thế hệ ở ngoại ô. Hoàng Khánh Duy kể lại tuổi thơ gắn bó với làng hoa trong truyện Những chuyến ghe ngược xuôi đón Tết. Lục Mạnh Cường ngược lên Tây Bắc trong không khí se lạnh cuối năm với truyện Bếp lửa. Ký ức tháng Giêng (Đỗ Bích Thúy) đ꧟ơn giản là cảm giác "thích tháng Giêng" vì gợi nhớ cho tác giả h🦄ình ảnh làng quê.
Bên cạnh cảm xúc lắng đọng, truyện tranh Chuyện trên trời rơi xuống của Hoàng✨ Giang mang đến cho bạn đọc tiếng cười sảng khoái. Mỗi dịp Tết đến Xuân về, bạn đọc lại có cơ hội lắng mình trওên mỗi trang sách đọc để nhớ ngày xưa, yêu hiện tại và tin tưởng vào tương lai.
Không chỉ dành cho bạn đọc thiếu nhi, sách ôn lại kỷ niệm cho những ai yêu nét đẹp truyền thống. Những câu chuyện mang không khí lịch sử được tác giả Phạm Huy khơi gợi trong Chúa động Lam Sơn và chú mèo nhỏ, truyền thuyết về Lê Lợi và chú mèo mà ngày nay vẫn còn dấu🌌 tích chùa Mèo tại Thanh Hóa. Tác giả Phan Khôi kể chuyện vua Quang Trung với lời hẹn "ăn Tết vào ngày khai ꦦhạ". Tác giả Châu Hải Đường bàn về phong tục xin chữ, ý nghĩa của những câu đối Tết.
Phần họa vinh danh họa sĩ Nguyễn Sáng, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh cây đại thụ của nền mỹ thuật Việt Nam hiện đại. Tình yêu Hà Nội của họa sĩ bật lên qua bài viết Nguyễn Sáng - Sống và vẽ của Chu Hồng Tiến. Trong đó, tác giả chỉ ra: "Hầu như toàn bộ tác phẩm của Nguyễn Sáng được sáng tác ở Hà🌱 Nội đều khoanh một dấu đỏ bên trên chữ ký tên mình trong mỗi tác phẩm. Ông viết vào trong dấu son đó hai chữ "hn" tức Hà Nội".
N𓆉goài ra, điểm nhấn của sách còn nằm ở những bức tranh🎐 minh họa sống động của các họa sĩ đương đại: Tạ Huy Long, Vũ Đình Tuấn, Quỳnh Chu, Hoàng Giang...
Trong phần nhạc, nhạc trưởng Nguyễn Hồng Minh kể chuyện những chú mèo nổi tiếng. "Người bạn bốn chân" ấy là tri kỷ của các nhạc sĩ vĩ đại và là nguồn cảm hứng cho các nhạc phẩm bất hủ. Điển hình như, tiếng kêu của chúng là nguồn cảm hứng cho nhà soạn nhạc người Italy Gioachino Rossini (1792-1868) viết bản Duetto buffo di due gatti (Bản song ca hài hước cho hai con mèo).
Quế Chi (Ảnh: NXB Kim Đồng)