Trước hết, trở thành thành viên của WTO sẽ giúp Việt Nam đạt được vị thế ngang bằng với 149 quốc gia khác, tất cả đều là những đối thủ cạnh tranh tiềm năng. Đồng꧋ thời nó đảm bảo cho Việt Nam thế bình đẳng trong trường hợp nảy sinh tranh chấp.
Trước đây khi có tranh chấp với một nước như Mỹ, Việt Nam không có cơ hội đạt được giải pháp công bằng. Nếu ngưng giao thương với Việt Nam, Mỹ chịu thiệt rất ít. Ngược lại, chấm dứt thương mại sẽ làm🐈 tổn thương nghiêm trọng đến nền kinh tế Việt Nam.
Trong “cuộc chơi” song phương, quyền lực luôn thuộc về kẻ mạnh. Từ nay khi trở thành thành viên của một tổ chức hoạt động theo luật lệ như WTO, Việt Nam sẽ có quyền lợi bình đẳ🗹ng như Mỹ trong việc đòi bồi thường nếu các quy tắc WTO bị vi phạm.
Điều khiến VN thành công là các nhà đầu tư quốc tế nhận thấy ở VN địa thế hấp dẫn. Nếu chỉ vì mất mát một số công ăn việc làm do tính cạnh tranh tăng mà VN sớm rút lui, thì thế giới sẽ không còn chú ý nhiều đến VN nữa. |
Song bên cạnh đó, việc mở cửa thị trường sẽ đem lại nhiều thách thức. Dù một số sản phẩm của Việt Nam vẫn có sức cạnh tranh cao trên thị trường thế giới, nhưng những sản phẩm khác thì không. Những ngành thuộc nhóm hàng phi cạnh tranh sẽ phải tìm cách thích nghi nếu không muốn bị bóp chết. Mà ngành nghề b𓄧ị bóp chết sẽ dẫn đến thất nghiệp và nghèo đói.
Thực tế cho thấy bảo hộ những ngành kém hiệu quả sẽ chỉ làm mọi người nghèo hơn. Phúc lợi xã hội bị giảm vì khách hàng Việt Nam phải trả giá cao hơn cho một mặt hàng thứ phẩm. Tốt hơn hết nên từ bỏ những ngành này và nhập khẩu các sản phẩm rẻ hơn, 𝔉tốt hơn, trong khi tập trung vào những lĩnh vực kinh tế mà Việt Nam có thế mạnh.
Quá trình chuyển đổi có thể sẽ rất đau đớn cho một số đối tượng. Và ở đây chỉ bản thân thị trường vận động là chưa đủ. Chính phủ phải giúp người dân một tay khi họ tìm kiếm việc làm✅ trong những lĩnh vực cạnh tranh.
Thách thức lớn đối với Chính phủ Việt Nam làꦯ phải duy trì ổn định xã hội mà không triệt tiêu những lợi ích do tự do hóa kinh tế đem l꧅ại. Việt Nam đã làm quá tốt trong hơn 20 năm qua kể từ khi đổi mới, cho nên thật khó hình dung một đất nước như vậy, với những con người có tác phong công nghiệp như vậy mà lại không làm chủ được bước đi tiếp theo của mình.
Phải chấp nhận thương đau
Con đường thích hợp mà Việt Nam nên đi sau khi gia nhập WTO là thực hiện đầy đủ các cam kết, ngay cả khi việc đó gây đau đớn. Phương Tây không mở cửa thị trường nông nghiệp nhiều như Việt Nam hay các nước đang phát triển khác. Nhưng 𒁃không phải vì vậy mà Việt Nam trả đũa bằng cách đóng cửa lĩnh vực tài chính. Đó sẽ là một sai lầm chết người.
Nếu Việt Nam bán cá da trơn cho⛄ Mỹ thì nông dân nuôi cá da trơn của Mỹ b♌ị thất nghiệp. Dù đây là chuyện không thể tránh khỏi nhưng sẽ hoàn toàn dễ hiểu khi các chính trị gia Mỹ nhạy cảm với vấn đề này, cũng giống như phản ứng của Việt Nam trước việc lao động trong một số ngành nghề bị mất việc.
Tuy nhiên, khi một ngân hàng hay công ty bảo hiểm của Mỹ mở chi nhánh ở Việt♊ Nam, người Việt Nam sẽ không mất mà có thêm việc. Citibank hoặc Liberty Mutual tạo ra công ăn việc làm ở Việt Nam, đưa chuyên gia đến Việt Nam và tái đầu tư khoản tiền mà họ làm ra tại Việt Nam vào kinh tế Việt Nam. Dù có một công ty Mỹ đứng đằng sau và kiếm lời, những điều này đều đem lợi đến cho Việt Nam.
Việt Nam đã đạt được một bước tiến quan trọng trong việc gia nhập WTO. Tôi tin các bạn sẽ đứng vững để hưởng lợi ích tối đa với tư cách là người dẫn đầu 🐲thúc đẩy mọi việc đi tới chứ không phải tìm cách kìm giữ mọi thứ.
Dù sở hữu lực lượng lao động được giáo dục tốt và giá rẻ so với thế giới, có thể tham gia hầu hết các ngành nghề, nhưng đừng cố gắng duy trì chính sách “tự cấp tự túc”. Người ta đã sáng chế ra ôtô từ lâu. Tốt hơn là đưa các công ty nước ngoài đến Việt Nam để lắp ráp ôtô chứ không nên hoài công sáng chế ra nó một lần♎ nữa.
(Theo Tuổi Trẻ)