1. Biểu hiện của bệnh lậu
Bệnh lậu thường có hai giai đoạn: Lậu cấp tính và lậu mạn tính🐎.
- L♔ậu cấp tính: Bệnh lậu cấp tí💟nh thể hiện ở nam giới và nữ giới có khác nhau.
Ở nam giới: Sau thời gian ủ bệnh trung bình từ 2 đến 6 ngày, đa số các trường hợp có triệu chứng của viêm niệu đạo cấp tính: đau dọc the🦩o niệu đạo, rát, nóng, buốt khi đi tiểu. Mủ tự chảy ra hoặc tiểu ra lẫn với nước♊ tiểu (nước tiểu đục). Mủ đặc có màu vàng.
Ở nữ giới: Thời gian ủ bệnh rất khó xác định vì ꦍcác triệu chứng lậu ở nữ giới rất kín đáo, nhất là bệnh biểu hiện ở âm đạo, cổ tử cung. Vì vậy ít có triệu chứng gì biểu hiện sự cấp tính của bệnh lậu ở nữ giới. Có thể thấy có tiểu rắt, đau vùng xương mu sau khi giao hợp. Khám thấy viêm niệu đạo, cổ tử cung, viêm âm hộ, âm đạo (vi♕êm tấy đỏ, có mủ).
- Lậu mạn tính:
Ở nam giới biểu hiện tiểu dắt, tiểu buốt, ít khi thấy tiểu mủ. Đa số các trường hợp thấy có chất nhầy như nhựa chuối chảy ra ở niệu đạo vào sáng sớm, lúc ngủ dậy, khi đi tiểu. Nam giới bị lậu nếu không phát hiện sớm và điều trị đúng phác đồ thì dễ chuyển thành mạn tính và khi đã trở thành lậu mạn tính thì rất khó điều trị. Bệnh lậu ở n💞am giới cũng cần được chẩn đoán phân biệt với các bệ😼nh có triệu chứng giống lậu nhưng gây ra bởi các vi khuẩn khác như chalmydia và mycoplasma.
Ở nữ giới đa ꧑số bệnh chuyển sang giai đoạn mạn tính ngay từ đầu, có rất ít triệu chứng ngoài dấu hiệu ra khí hư màu vàng. Bệnh có khi gây viêm cả hậu môn (do mủ kèm theo vi khuẩn lậu chảy vào hậu môn). Điểm quan trọng của lậu mạn tính ở phụ nữ là làm lây bệnh trong cả quá trình dài nhiều tháng, nhiều năm trong thời kỳ hoạt động tình ෴dục đặc biệt là gái mại dâm.
Để chẩn đoán xác định lậu mạn tính ở nữ giới (kể cả ở nam giới) cần làm xét nghiệm tìm vi khuẩn nhiều lần, nhiều loại bệnh phẩm khác nhau và nhiều phương pháp khác nhau. Bệnh lậu mạn tính ở nữ cũng cần chẩn đoán phân biệt với một số bệnh cũng gây viêm âm hộ, âm đạo do vi khuẩn chlamydia trachomatis, mycoplasma, trùng roi, nấm candida albicans, tạp khuẩn để điều trị có hiệu quả.
2. Bệnh lậu lây lan như thế nào?
Bệnh lậu chủ yếu lây 🌳qua đường tình dục. Ngoài ra có thể thấy lây qua việc dùng chung khăn tắm, quần áo lót có dính mủ niệu đạo, âm đạo của người bị lậu nhưng tỷ lệ mắc bệnh theo hình thức lây lan này rất thấp.
Bên cạnh bệnh lậu gặp ở đường sinh dục-tiết niệu còn có thể gặp bệnh lậu do viêm kết mạc mắt ở trẻ 🅠sơ sinh. Trường hợp này là do người mẹ mắc bệnh lậu, khi đứa trẻ sinh đi qua cổ tử cung, âm đạo mà bị lây bệnh. Biểu hiện là trẻ lọt lòng mắt nhắm nghiền, kết mạc sưng to, chảy mủ vàng. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời đứa trẻ có thể bị mù. Một số trường hợp bị lậu mà không phát hiện và điều trị sớm có thể gây nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn lậu, viêm khớp do lậu, tuy nhiên các tỷ lệ này thấp.
3. Biến chứng của bệnh lậu ở đường sinh dục-tiết niệu
- Đối với nam giới gây chít hẹp niệu đạo là biến chứng thường hay gặp nhất và cũng là vấn đề làm cho bệnh nhân mắc lậu mạn tính buồn phiền nhất do gây tiểu khó, bí tiểu rất khó chịu và đến lúc không thể chịu được. Nhiều trường hợp chít hẹp niệu đạo p🍸hải thông tiểu nhiều lần đưa đến viêm đường tiết niệu ngược dòng rất phức tạp cho điều trị.
- Đối với nữ giới: Gây viêm âm hộ và các tuyến ở vùng âm hộ, âm đạo tạo thành các túi mủ. Đang tuổi sinh đẻ nếu có thai 🐈thì rất dễ lây cho con sau khi sinh đặc biệt là gây viêm kết mạc mắt có thể dẫn đến mù lòa. Cũng cần lưu ý rằng mắc lậu mạn tính rất dễ gây vô sinh do lây nhiễm gây viêm cổ tử cung, tử cung, vòi trứng, buồng trứng và tiểu khung mà để khắc phục điều đó (chữa vô sinh) rất khó khăn. Ngoài ra có thể gây viêm bàng quang biểu hiện tiểu dắt, buốt.
4. Phòng ngừa bệnh lậu
- Tuyên truyền giáo dục để người dân biết tác hại của bệnh lậu đặc biệt là gái mại dâm, người đồng tính luyến ái.
- Không quan hệ tình dục bừa bãi, thủy chung một vợ một chồng.
- Không dùng chung quần áo, khăn tắm với người mắc bệnh lậu.
- Những ngưꦇời bị bệnh lậu cần được kh☂ám và điều trị dứt điểm. Cần điều trị cho cả cặp vợ chồng hoặc cho từng cặp tình nhân.
PGS. Bùi Khắc Hậu, Sức khỏe và Đời sống