Cá nhân tôi nghĩ việc xử phạt người sử dụng rượu bia khi lái xe chưa đủ nặng nên nhiều người vẫn cố ý vi phạm. Cụ thể, trong 7 ngày nghỉ Tết vừa qua có tới 7.700 trường hợp vẫn vi phạm nồng độ cồn, tăng 600% so với năm trước. Thậm chí cảnh sát giao thông bị tông ngã d♕ẫn tới chấn thương, do lái xe có nồng độ cồn. Vậy mà, vẫn nhiều người lại kêu ca, phàn nàn mức phạt quá nặng và rồi cần 𓆏phải có "vùng xanh"...
Tôi cho rằng không cần thiết phải lập ra "vùng xanh", đây sẽ là vùng đꦚể các lái xe có cớ lách luật và rồi những cố gắng của lực lượng chức năng trong thời gian qua trở nên vô ích. Thực tế cho thấy, việc xử lý mạnh tay với những lái xe sử dụng rượu bia đã phần nào giảm số vụ tai nạn giao thông trong thời gian vừa qua và việc cấm triệt để sử dụng rượu bia là có ích cho xã hội.
Có bạn nói rằng uống hôm trước, hôm sau thổi vẫn lên thì hãy thử làm công thức (cuối bài) xem bạn uống bao nhiêu mà cơ thể không đào thải hết. Tôi ví dụ mình nặng 80 kg, tối hôm trước uống 4 cốc bia, kết thúc lúc 21h, thì cần 6,6 giờ để tan hết, tức sáng hôm sau đi làm đã không còn cồn trong cơ thể. Còn nếu bạn cũng nặng tầm như tô🎀i, và uống tới 10 cốc, thì cần tới 16,5 giờ để tan hết cồn. Tức là ít nhất tới 14h ngày hôm sau bạn mới được lái xe. Nếu bạn nói rằng sáng hôm sau bạn đã tỉnh táo như bình thường, thì liệu bạn có thực sự tỉnh táo không, hay chỉ là bạn nghĩ như vậy?
Bên cạnh việc không áp dụng "vùng xanh", Việt Nam cũng nên học hỏi các nước trên thế giới bꦇổ sung thêm hình phạt nặng hơn. Ngoài việc phạt tiền và thu bằng lái xe có thể xem xét việc phạt lao động, phạt tù đối với những người cố tình vi phạm luật. Ví dụ tại Mỹ, ngoài việc phạt tiền và tước bằng lái xe còn có thêm hình phạt tù tới 180 ngày đối với lái xe ngay cả lần đầu tiên vi phạm nồng độ cồn dù không gây ra tai nạn.
Giống như việc đội mũ bảo hiểm là bắt buộc, đã trở thành thó෴i q꧙uen của những người đi xe máy, thì việc tuyệt đối không rượu bia khi tham gia giao thông sẽ góp phần giúp giao thông Việt Nam an toàn và văn minh hơn.
Độc giả Thành Nguyễn