Chỉ còn 2 tháng là hết năm nhưng đến nay, tín dụng toàn nền kinh tế mới chỉ tăng 🐲trưởng 6,8% - nửa già kế hoạch được giao. Điều này cho thấy Ngân hàng Nhà nước đang đứng trước áp lực rất lớn để hoàn t🍌hành nhiệm vụ này. Cách đây vài ngày, nhà điều hành đã triệu tập một cuộc họp với sự tham gia của lãnh đạo 14 ngân hàng có quy mô lớn nhất thị trường (G14) cũng nhằm tháo gỡ.
Tuy nhiên, tại hội thảo về khuyến ngh𒅌ị chính sách tiền tệ tổ chức ngày 18/11, Tiến sĩ Vũ Đình Ánh cho rằng, Ngân hàng Nhà nước không nên đặt áp lực tăng tín dụng quá nặng nề như vậy. Theo ông, không cần thiết cố đặt mục tiêu tín dụng tăng trưởng 12% bằng mọi giá. Với bối cảnh hiện nay, ông Ánh đề nghị không nên đưa ra mốc này để đánh giá thành tích mà chỉ cần tăng trưởng 10% đã "rất tốt".
Ông lấy ví dụ, năm 2012, tín dụng cả nền kinh tế chỉ tăng 8,91% nhưng tốc độ tăng trưởng GDP vẫn đạt 5,25%. "Vậy chẳng có lý do gì phải ép cho tín dụng tăng 12%. Nhất là trong bối cꦉảnh trách nhiệm không nới lỏng tiền tệ với Ngân hàng Nhà nước trong thời gian tới sẽ rất lớn", ông Ánh nói.
Phân tích thêm v𒁏ề lý do này, vị chuyên gia đề xuất giai đoạn 2014-2015, Ngân hàng Nhà nước nên tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ như năm 2013. Theo ông, hai năm tới, trách nhiệm điều hành sẽ rơi chủ yếu vào chính sách tài khóa trong việc giải quyết các vấn đề về ngân sách. "Có ý kiến cho rằng năm 2011, chính sách tài khóa của VN thắt chặt nhưng cá nhân tôi lại thấy chưa bao giờ được thắt chặt", ông Ánh nói. Thậm chí theo ông, thời gian tới, với áp lực mở rộng đầu tư công, chính sách tài khóa sẽ còn nới lỏng hơn. "Nếu vậy, chính sách tiền tệ mà nới theo sẽ gây ra nhiều bất ổn", ông cảnh báo.
Chia sẻ với ông Ánh, Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cũng cho rằng không nên cưỡng ép lượng cung tín dụng trong nền kinh tế. "Tín dụng không chỉ phụ thuộc vào việc đẩy vốn ra từ ngân hàng mà nó còn phụ thuộc vào cầu, điều kiện sản xuất", ông Thành nói. Trên thực tế, các ngân hàng hiện đã làm hết cách để tăng trưởng tín dụng nhưng khả năng h▨ấp thụ của doanh nghiệp khá yếu.
Trong một hội thảo cách đây không lâu, Tiến sĩ Trần Du Lịch - thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ - cũng nêu một nghịch lý chưa được giải quyết như doanh ꦰnghiệp muốn vay thì quá yếu, đơn vị "khỏe"lại không mặn mà cần tới vốn. "Có giám đốc kể với tôi được ngân hàng năn nỉ cho vay lãi suất 5-6% nhưng không thèm vay vì chẳng biết để làm gì. Ngược lại, có công ty chấp nhận vay lãi suất 15% thì không n꧋gân hàng nào dám mở ví", ông Trần Du Lịch kể. Do đó, vị chuyên gia này khi đó đã khẳng định, tín dụng năm 2013 không thể tăng trưởng 12%.
Việc cố ép tín dụng tăng qua hạ chuẩn, theo nhiều chuyên gia, có thể là nguyên nhân gia tăng nợ xấu mới. Ông Vũ Đình Ánh phân tích, tín dụng ở Việt Nam không chỉ là con số mà còn là chất lượng. "Ngoài ra, cái đáng lo hơn nhiều là nợ xấu mới p🔯hát sinh. Không cần nhìn đâu xa, 3-6 tháng nữa nợ xấu sẽ phình to hơn nếu nới điều kiện tín dụng", ông nói.
Rất đồng tình với quan điểm này, ông Trương Văn Phước - Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tà𒆙i chính Quốc gia - cũng chia sẻ, với một nền kinh tế mà tăng trưởng phụ thuộc nhiều vào cầu tín dụng như Việt Nam thì dù không ai áp đặt, Ngân hàng Nhà nước cũng phải 🦩tự tạo áp lực cho mình với mục tiêu này. "Theo tôi, Ngân hàng Nhà nước không cần đặt ra bất cứ giá nào để tăng trưởng tín dụng đạt 12%, 9-10% cũng là tốt rồi. Điều quan trọng là chất lượng nợ, xử lý nợ xấu như thế nào", ông Phước nói.
Về phần mình, đại diện Ngân hàng Nhà nước, bà N𝓀guyễn Thị Hồng - Vụ trưởng Vụ Chính sách Tiền tệ - vẫn cho rằng khả năng tín dụng tăng 11%-12% hoàn toàn có cơ sở. Bà cho biết, tín dụng hết tháng 10 đã tăng 7,81% (tính cả dư nợ được xử lý qua trích lập dự phòng rủi ro và mua bán nợ của VAMC). Hơn nữa, theo giải thích của bà Hồng, quy luật các tháng cuối năm cho thấy rất rõ, đây là thời điểm tín dụng sẽ tăng rất mạnh nên cả năm vẫn sẽ đạt kế hoạch đề ra.
Thanh Thanh Lan