"Tôi là shipper, chỉ hoạt động trong khu vực quận Tân Phú, TP HCM nhưng thực tế có chốt của phường này cho qua, còn chốt của phường khác lại chặn lại. Mỗi ngày, các chốt lại có các yêu cầu khác nhau: từ app, giấy thông hành, thẻ tên, bao tay, băng shipper, mã quét. Trong khi đó, để mở được app và hoạt động như trước, tôi cũng phải làm lý lịch tư pháp rất cực. Chưa kể, 𓆉tôi còn phải đóng hai triệu đồng để bảo hành hàng hóa, sáng sáng phải check-in khuôn mặt và khai báo y tế mới được mở app hoạt động chính đáng".
Đó là chia sẻ của độc giả Luchol0212 trước tình trạng "Nhiều shipper vẫn bị phạt khi giao thực phẩm". Một số tài xế giao hàng phản ánh những ngày qua bị phạt dù tuân thủ đủ bộ nhận diện shipper và chỉ giao thực phẩm liên quận đến khu phong tỏa. Bên cạnh đó, những vướng mắc tại các chốt kiểm soát chủ yếu là do lực lượng trực làm việc phần lớn là nhân viên tăng cường, nên tùy theo nhận thức mà cách hiểu, cách làm có giới hạn, không thống nhất.
Ủng hộ việc quản lý chặt người ra đường trong thời điểm giãn cách xã hội, tuy nhiên bạn đọc Mẹ Bỉm Sữa cũng chia sẻ với những bất cập mà lực lượng shipper đang gặp phải: "Tôi vẫn ủng hộ quy định shipper quận nào giao hàng quận đó, nhưng nên xây dựng thêm các điểm kết nối liên quận để shipper có thể hỗ trợ giao hàng cho khách và hàng hóa 🔯vẫn được lưu thông, người dân vẫn có thể nhận được mặt hàng mình cần. Có thể đặt chốt chuyển giao hàng liên quận tại các chốt kiểm tra, chốt kiểm tra chịu trách nhiệm nhận hàng từ shipper quận này và chuyển giao cho shipper quận kia. Yêu cầu xịt khử trùng đối với các mặt hàng có bao bì khi nhận từ shipper bên này và trước khi giao cho shipper bên kia. Tất cả có thể lập phần mềm theo dõi ký nhận, giao tại các điểm chốt liên quận".
Đồng quan điểm, độc giả Eupherats cho rằng: "Chính quyền các địa phương nên tạo 🌼hành lang pháp lý rõ ràng cho các shipper yên tâm hoạt động. Nếu đã cấm thì phải cấm hoàn toàn để họ biết mà không hoạt động, còn nếu đã cho phép thì phải tạo điều kiện để họ làm việc, giúp đỡ cho cuộc sống của mọi người (giao nhận hàng hóa thiết yếu). Không nên để tình trạng shipper giao hàng nhưng vẫn phải nơm nớp lo sợ bị phạt và lo sợ nhiễm bệnh như vậy".
Bạn đọc Tài Tíu Tĩnh gợi ý giải pháp quản lý shipper: "Tôi nghĩ thành phố nên quy định cho các ứng dụng đăng ký số lượng shipper của họ và xét nghiệm dịch bệnh, sức khỏe, người nào đủ điều kiện thì đào tạo hướng dẫn họ cách phòng chóng bệnh, và các biện pháp bảo hộ, trang bị đồ bảo hộ găng tay, kính chống giọt bắn... như những người đang trong khu chống dịch. Chỉ những shipper đạt đủ điều kiện mới được cấp phép cho hoạt động và hàng tuần hoặc 3-5 ngày cho họ xét nghiệm lại để cấp thẻ hoạt động tiếp tục. Khi đó, lực lượng chức năng sẽ kiểm tra xem người nào không tuân thủ thì có thể rút giấy của họ, không được꧙ ra đường nữa. Chỉ như vậy thì hàng hóa mới lưu thông, người dân mới yên tâm ở nhà".
Mặc dù nhiều shipper đã tuân thủ đúng quy định, nhưng vẫn có những bất cập diễn ra trên thực tế. Đó có thể là bất cập về giao liên quận hoặc những quy định về hàng thiết yếu khi mà sự áp dụng tại các chốt kiểm dịch chưa thật sự đồng nhất. Điều này dẫn đến tâm lý sợ sệt của shipper trong quá trình giao hàng.
Độc giả Greenlie bổ sung thêm: "𝔉Chống dịch là cần thiết, song nên có hướng dẫn cụ thể cho shipper, người giao hàng hóa thiết yếu. Sở Giao thông vận tải ra quy định, thì Sở Công thương cần có hướng dẫn cụ thể. Bên cạnh việc cấp mã QR code cho xe vận chuyển hàng hóa, cần có ghi cụ thể đơn vị tiếp nhận... Mong quý Sở hướng dẫn chi tiết, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp cung ứng hoạt động an toàn".
Nói về trường hợp nhiều shipper bị phạt khi giao thực phẩm, bạn đọc Nguyễn Cường cho rằng: "Trường hợp này, ngay cả nếu không được phép giao hàng thì cũng chỉ nên yêu cầu shipper quay xe là được rồi, không nên phạt vì đây không phải là họ thiếu ý thức hay cố tình vi phạm gì cả. Còn thực ra, nên thống nhất cách hiểu quy định tại mọi địa phương. Những người trực chốt thực ra được giao quyền lực rất lớn, nhưng họ cũng nên ý thức được trọng trách của mình.
Một mặt họ cần xử lý rất nghiêm để chống dịch. Mặt khác họ phải tôn trọng và mềm dẻo, linh hoạt đối với người vi phạm, trừ những trường hợp cố ý và ý thức kém, có thể gọi là mềm mỏng nhưng cương quyết. Mỗi trường hợp cần xác định sai đến đâu, xử lý đ༺ến đó, nhưng vẫn tôn trọ🤡ng và không gây căng thẳng không đáng có, xử lý hợp tình hợp lý. Biết là rất khó khăn vất vả nhưng mong mọi người đều cố gắng và vững tin sẽ vượt qua".
>> Các ý kiến không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com. Gửi bài tại đây.