Theo CNN, cuộc sống của tầng lớp trung lưu ở Nga khó khăn hơn trong thời gian gần đây, khi mà họ không c💯òn được tận hưởng những chuyến nghỉ dưỡng bên bãi biển xanh ngập nắng giữa mùa đông ở Thổ Nhĩ Kỳ. Chính phủ đã khuyến cáo người dân không nên đi du lịch sang quốc gia láng giềng sau khi Ankara bắn hạ máy bay chiến đấu Su-24 của Moscow hôm 24/11.
Nga cũng áp lệnh trừng phạt lên Thổ Nhĩ Kỳ, cấm nhập khẩu trái cây, rau củ và thịt từ quốc gia này. Ngoài ra, sau khi Nga sáp nhập Crimea và bị phương Tây áp lệnh t🐻rừng phạt, điện Kremlin đã phản ứng lại bằng cách cấm nhập khẩu thực phẩm phương Tây như các loại pho mát hảo hạng vốn được người Nga ưa thích.
Từ năm ngoái đến nay, đồng rúp mất đi hơn nửa giá trị. Các nhà phê bình dự đoán, người Nga sớm muộn gì cũng oán trách Tổng thống Putin vì gây ảnh hưởng tới đời sống và túi tiền củ𒁃a mình.
Tuy nhiên, chuyện đó ♎không xảy ra. Thực tế, tỷ lệ ủng hộ ông Putin vẫn duy trì mức 85%-90%, theo trung tâm Levada, một công ty thăm dò độc lập ở Nga.
Maria Lipman, một nhà phân tích chính trị ở Moscow liên kết với đại học George Washington, cho rằng không thể đánh đồng sự ủng hộ của người dân đối với ông 🍷Putin cùng với sự suy giảm kinh tế.
Ng💟ười Nga có thể không còn mua được cà chua Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng vẫn còn cà chua khác để mua. Khi mở tủ lạnh, họ ꦅvẫn có cái để ăn.
"Một trong những lý do khiến Liên Xô tan rã nhanh l🍷à mô hình kinh tế thời đó không cung cấp đủ thự𝕴c phẩm cho người dân", Fyodor Lukyanov, tổng biên tập tạp chí Global Afairs của Nga, nhận định.
"Lúc đó, ജthực phẩm khan hiếm quả là vấn đề nhức nhối. Tuy nhiên giờ đây, mặc dù chủng loại pho mát có thu hẹp lại, nhưng không còn tồn tại vấn đề đói khát nữa. Nó chắc chắn không xảy ra vì ngày nay, người Nga đã tự sản xuất được thực phẩm".
Khi được hỏi về đối tượng gây ra sự bất ổn cho nền kinh tế, nhiề💫u người dân Nga chỉ mặt những quốc gia áp đặt lệnh trừng phạt lên Nga như Mỹ và châu Âu. Họ cảm thấy đất nước đang bị tấn công về mọi mặt kinh tế, chính trị và quân sự.
"Tâm lý bị bao vây hiện hữu ở Nga", Mar💛ia Lipman nói. "Có nhiều kẻ thù vây quanh, nhưng chúng tôi vẫn đứng vững tự hào, không đầu hàng trước sự đàn áp. Chúng tôi bất khả chiến bại".
Đây là tâm trạng của nhiều người được hỏi trong cuộc thăm dò của trung tâm Levada. 70% số người được hỏi có cái nhìn tiêu cực với Mỹ; 60% với Liê൲n minh châu Âu.
Người dân Nga vẫn ủng hộ ông Putin mạnh mẽ. Ảnh minh họa: AP
Và còn một yếu tố khác: người Nga đang cảm thấy tự hào rằng mình là công dân nước Nga🎶. Nhiều người cho rằng, thập kỷ sau khi Liên Xô tan rã là khoảng thời gian nước Nga hùng mạnh một thời ﷽trở nên yếu đuối, bị sỉ nhục, trở thành con hổ không răng.
Sau khi Nga sáp nhập Crimea từ Ukraine năm 2014, cái nhìn tiêu cực vớ𓃲i phương Tây bắt đầu trở nên phổ biến ở Nga, theo Denis Volkov, người điều hành Levada.
"Kết quả là, nhiều người cảm thấy nước Nga vĩ đại đang hồi sinh, từ sau khi Liên Xô tan rã", Volk✱ov viết trên 🦩báo Vedomosti.
Những người được Levada thăm dò bày tỏ: "Chúng ta đã nhe nanh ra", "Chúng ta đã khiến họ phải൩ tôn trọng chúng ta", "Nếu họ không yêu mến ta, chí ít, họ phải e dè 🌜chúng ta".
Chính phủ của Putin "đã chủ ý khai thác ý thức hệ về một siêu cường" tồn tại từ lâu trong lòng người dân, Volkov nói và "việc sáp nhập Crime rõ rà🔴ng là có tính toán, nhằm củng cố cho chính quyền". Hiệu ứng đó đã kéo dài, khiến cả điện Kremlin cũng bất ngờ.
Việc quân đội Nga hiện diện ở Syria không cꦇhỉ tăng tinh thần tự hào đó. Truyền thông nhà nước liên tục đưa video đăng tải những vũ khí mới nhất, tinh vi Nga triển khai ở Syr⭕ia, oanh tạc vào đầu não của quân khủng bố, càng nâng cao hình ảnh của đất nước trong lòng dân chúng.
Trong cuộc thăm dò tháng này của Levada, 85% người Nga tự hào về lực lượng vũ trang nước mình, 68% tự hào về ảnh hưởng chính trị của quốc gia đối với thế giới, và gần 60% người cho rằng Nga tốtꦐ hơn so với phần lớn những ꦑquốc gia khác.
Tuy vậy, chỉ 27% cho biết "cực kỳ tự hào", hoặc "khá tự hào" về nhữngℱ thành tựu của nền kinh tế Nga. Nhưng lòng yêu nước và sự ủng hộ cho Tổng thống Nga vẫn đang lớn dần, khi ông Putin đảm bảo cuộc khủng hoảng kinh tế hiện này "phức tạp nhưng không nghiêm trọng", Maria Lipman nói, "khiến người dân dễ thông😼 cảm với những khó khăn về kinh tế và với Putin, duy trì vị thế và tỷ lệ ủng hộ Putin ở vị trí cao".
Ngay cả khi tầng lớp trung lưu Nga có không đồng ý với Tổng thống, không có nghĩa là tỷ lệ ủng hộ ông suy giảm, Lukyꦦanov nói.
Tầng lớp trung lưu ở Nga, theo tạp chí kinh doanh Kommersant, vẫn giữ vị trí ổn định trong 15 năm qua ở mức 20% tổng dân số. Từ số liệu thốn༺g kê của chính phủ, tạp chí này dự đoán khủng hoảng kinh tế sẽ làm giảm tỷ lệ ꦯnày xuống còn 15%.
"Tác động của tầng lớp trung lưu lên quan điểm của công chúng Nga nhìn thấy được và khá quan trọng, nhưng hữu hạn", Lukyanov nói. Các n𝐆hà kinh tế phương Tây thường mô tả tầng lớp𝐆 trung lưu là sản phẩm của nền kinh tế thị trường, Theo Kukyanov, đó chỉ là một phần của tầng lớp trung lưu Nga.
Vẫn còn một ph𝄹ần nữa, đó là "sự phục hưng" của những kỹ sư và nhân viên làm việc trong ngành quốc phòng Nga – tầng lớp tinh hoa trong thời kỳ Liên Xô cảm thấy bị bỏ rơi vào thời kỳ hậu Liên Xô. Giờ đây họ đã quay lại, và được điện Kremlin coi trọng. Họ không liên quan tới kinh tế thị trường và ủng hộ Putin, Lukyanov nói.
Đối với những người Nga này, điện Kremlin đã rất khéo léo và thành công trong việc biến các biện pháp trừng phát của phương Tây thành điểm cộng. "Putin đã rất khéo l꧅éo tạo ra suy nghĩ rằng chúng tôi đang gặp khó khăn, nhưng phần còn lại của thế giới đang đối xử với chúng tôi như đối thủ cạnh tranh thực sự, một thế lực thực sực, không như trước đây. Và đối với tầng lớp trung lưu, cảm giác được là công dân của một quốc gia quan trọng, là cảm xúc then chốt", theo Lukyanov.
Cả Lukyanov và Lipman đều không dự⭕ đoán được bao giờ những người tiêu dùng Nga vượt qua được khủng hoảng kinh tế mà không đổ lỗi cho Putin. Nhưng hiện tại, tâm trạng chung ở Nga khá rõ ràng.
Điện Kremlin, thông qua truyền thông quốc gia, ‘đã tạo ra một bầu không khí trong xã hội khiến mọi tổn thất và đau thương trở nên ít đau đớn hơn", Lukyanov nói. "Cảm ✃giác bị các cường quốc thù địch bao vây tạo ra một xúc cảm khác: an ninh quốc gia quan trọng hơn thịnh vượng".
Cuộc khủng hoꦕảng kinh tế Nga không làm ảnh hưởng tới sự yêu mến của người dân dành cho Tổng thống Putin. Nhưng khủng hoảng tài chính và khả năng không thể bù trừ cho khoản lương hưu và tiền lương giảm giá trị có thể sẽ gây ảnh hưởng tới sự ủng hộ dành cho Putin và toàn thể hệ thống, Volkov 𝔍nhận định.
"Tuy nhiên, đến nay, vẫn không ai đổ lỗi cho Putiไn".
Hồng Hạnh