Chúng em yêu nhau được 5 năm. Năm nay anh 𓃲ấy 26 tuổi và em 25. Cả hai đã có nghề nghiệp công việc ổn định. Từ lúc yêu nhau đến giờ không có sự cản trở gì từ phía hai gia đình cho đến khi tính đến chuyện kết hôn.
Gia đình anh ấy thì muốn em phải theo đạo thì hai đứa mới được cưới còn gia đình em thì nói là đạo ai nấy giữ và bên nào cũng rất cương quyết mặc dù em và anh ấy đã thuyết phục hai gia đình. Anh ấy là con trai út trong nhà. Em là con gái út trong gia đình có hai chị em, chị đã có gia đình và ba mẹ cũng nói sau này ba mẹ trăm tuổi già thì việc thờ cúng ông bà tổ tiên nhờ em lo giúp, vì vậy em cũng hiểu ba mẹ em v𝓀à cũng hiểu cho ba me anh ấy.
Em cũng đã nói với gia đình là chỉ học đạo để kết hôn thôi nhưng ba mẹ nói không được vì đã học đạo là đã có ý theo đạo mà theo đạo người ta thì phải tôn trọng lễ nghi của đạo người ta. Gia đình em muốn đạo ai nấy giữ. Bây giờ trở ngại lớn nhất của chúng em là vấn đề tôn giáo, ngoài ra không có vấn đề gì cả. Nhờ chuyên gia tư vấn giúp em có cách nào giải quyết vấn đề này không? (Ngọc Trâm)
Trả lời:
Ngọc Trâm thân mến,
Có thể nói, chuyện khác tôn giáo luôn là trở ngại lớn trong chuyện hôn nhân của các bạn trẻ hiện nay, đặc biệt là với các bạn trẻ theo Thiên Chúa giáo. Có bao giờ bạn nghĩ rằng tại sao lại có những quy định “nghiệt ngã” như vậy không? Những quy định đã làm ch🥂o nhiều bạn trẻ đành phải chia tay tình đầu trong nỗi buồn vô hạn.
Thoạt nhìn, những quy định đó có vẻ vô lý bạn nhỉ. Trong một xã hội đề cao sự tự do cá nhân như hiện nay, tại sao lạiꦕ bắt buộc người khác phải ti𒐪n như mình? Tuy nhiên, nếu nhìn vấn đề này một cách sâu xa, chúng ta có thể hiểu được ý tưởng của những người lãnh đạo tôn giáo khi đưa ra quy định này.
Về bản chất, có thể thấy, tôn giáo cũng là một dạng ý thức hệ. Mà bạn biết rồi đấy, phần lớn cuộc chiến tranh trên thế giới này đều có nguyên nhân từ vấn đề xung đột ý thức hệ. Cuộc sống gia đình cũng thế, khi tình đang hồng, cuộc sống đang phơi phới t♌hì các vấn đề tôn giáo không là gì cả. Nhưng khi cuộc sống khó khăn, gánh nặng cơm áo gạo tiền đè nặng nên hai trái tim, thì lúc này vấn đề khác biệt tôn giáo - chính là khác biệt về ý thức hệ - trở thành ngòi nổ cho nhiều cuộc xung đột trong gia đình, thậm chí gây nên cảnh tan đ꧒àn xẻ nghé.
Mà cuộc đời đâu phải lúc nào cũng chỉ có toàn màu hồng phải không bạn? Chính vì lường trước chuyện đó, nên các nhà lãnh đạo tôn giáo luôn mong muốn trong một 💧gia đình phải có sự thống nhất về tôn giáo.
Trở về với vấn đề tôn giáo, lời khuyên chân tình cho bạn là không nên theo đạo chỉ để kết hôn mà thôi. Vì để theo đạo, bạn sẽ phải trải qua rất nhiều nghi lễ trước một cộng đoàn, trong đó đặc biệt có nghi thức phải hứa là sẽꦿ theo đạo và sống đạo suốt đời. Bạn có thể dối mọi người, nhưng liệu bạn có thể dối lòng mình khô🦂ng?
Vì vậy, giải pháp tốt cho cả hai bạn là nếu người này chưa sẵn sàng để theo tôn giáo của người kia thì đạo ai người đó giữ. Tuy nhiên, trước khi đi đến quyết định như thế, cả hai cần phải hiểu rất rõ những vấn đề sẽ gặp phải trong cuộc sống hôn nhân, chẳng hạn việc bắt buộc phải cho con cái theo đạo Thiên Chúa, các quy định về nghi lễ tôn giáo… Bên cạnh đó phải làm sao để gia đình hai bên, họ hàng hiểu rõ những nghi lễ cần th꧅ực hiện đối với tôn giáo từng bên – mà đôi khi, các nghi thức đó có thể trái ngược nhau. Điều này cần được thống nhất, được hai bên hiểu rõ trước khi đi đến quyết định cuối cùng.
Ngoài ra, hai bạn phải chuẩn bꦕị tinh thần để biết kiềm chế bản tཧhân trong cuộc sống chung sau này, không bao giờ tranh cãi về vấn đề tôn giáo. Mỗi khi có chuyện gì xảy ra, hãy tôn trọng niềm tin của nhau và không bao giờ khích bác nhau về chuyện tôn giáo.
Nói chung, để có thể chọn giải pháp đạo ai người đó giữ, các bạn cũng ph⛎ải vượt qua nhiều trở ngại từ chính bản thân, từ gia đình và từ cộng đồng xã hội. Đòi hỏi ở các bạn sự nỗ lực, sự hiểu biết về niề🅘m tin của nhau và cả sự thuyết phục có tình có lý đối với hai bên gia đình.
Vì vậy, các bạn cần cân nhắc khả năng vượt khó củ🅺a mình có thể vượt qua những trở ngại như vậy. Nếu không thể đủ sức vượt qua, hãy chấp nhận dừng lại trước khi quá muộn. Có thể hai bạn đau khổ lúc này, nhưng còn hơn sau này sẽ làm cho nhiều người khác buồn khổ bạn nhé.
Chúc các bạn có được sự chọn lựa sáng suốt.
Chuyên viên tư vấn Phạm Phúc Thịnh
Trung tâm tư vấn Nhịp Cầu Hạnh Phúc