Tôi muốn đưa ra quan điểm cá nhân mong muốn mọi người cùng thử nhìn nhận ở góc độ luật pháp về việc nhường đường cho xe cứu thương. Qua đó mong mỗi người có thể nhanh chóng đưa raဣ quyết định hài hòa nhất khi gặp tình 🐻huống tương tự.
Đầu tiên, cùng làm rõ khái niệm "vượt đèn đỏ". Theo luật, khi đèn đang đỏ mà xe vượt qua vạch dừng là không chấp hành tín hiệu đèn, gọi tắt là vượt đèn đỏ. Như vậy, dù với mục đích, việc chúng ta tiến lên qua vạch dừ𒆙ng, dù ít hay nhiều mà đèn đang đỏ nghĩa là vi phạm hoặc chấp nhận vi phạm.
Tuy nhiên, không phải mọi vi phạm đều bị xử phạt. Cụ thể, theo điều 11, khoản 1 Luậ𝔉t Xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC) năm 2012, nếu vi phạm xảy ra trong "tình thế cấp thiết" thì sẽ không bị xử lý vi phạm hành chính.
Tình thế cấp thiết là gì? Luật này viết "Là tình thế của cá nhân, tổ chức vì muốn tránh một nguy cơ đang thự♊c tế đe dọa🐼 lợi ích của nhà nước, tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa".
Như vậy có 3 yếu tố cần làm rõ là: lợi ích chính đáng, thiệt hại và không còn cách nào ♌kháꦦc.
Lợi ích chính đáng ở đây có thể là tài sản, sức khỏe, tính mạng... của mình hoặc của người khác. Xe cứu thương ở phía sau chính là 𒅌sức khỏe, tính mạng của người khác.
Thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa: việc vượt đèn đỏ để nhường đường phải diễn ra an toà𒅌n, không cản trở, va chạm với các xe đang đi trên hướng có đèn xanh, không có thiệt hại về người và tài sản... thì đương nhiên thiệt hại sẽ là nhỏ hơn.
Không còn cách nào khác: v🌄í dụ thay vì vượt đèn đỏ ta có thể leo lên vỉa hè chẳng hạn, rõ ràng việc này khó nói, tùy từng tìn🌳h huống, tùy nhận định, phản xạ và khả năng quan sát xử lý của mỗi người.
Do đó, nếu ta vư♍ợt đèn đỏ một cách an toàn để nhường đường cho xe cứu thương thì hoàn toàn 𝔉có thể áp dụng vào trường hợp "tình thế cấp thiết" để không bị xử phạt.
Độc giả Hà Kiên Trung