"Cái cảm giác mất ▨mát trong lòng khi Tết không thể về thì vẫn như vậy", Tâm, 32 tuổi, công nhân công ty TNHH Nidec Việt Nam (quận 9, TP HCM) quê Triệu Sơn, Thanh Hóa, nói. Những ngày♌ cuối năm, khi đồng nghiệp chộn rộn chuẩn bị đồ về quê, chị trầm lặng hơn ngày thường.
Những năm trước, dù không ở nhà ngày Tết nhưng khi các con nghỉ hè, chị vẫn tranh thủ vài ngày về thăm bố mẹ hai bên. Hai nămꦬ Covid-19 bùng phát, đường đi về nhiều phen tạm ngưng, thu nhập bập bõm, chị không dám nghĩ đến đoàn tụ.
Chỉ tính bốn tháng cao điểm dịch bệnh hồi giữওa năm 2021, chồng Tâm làm thợ hồ không có thu nhập. Mọi khoản chi tiêu của gia đình và ăn học của đứa con lớ🌳p 6, lớp 1 trông cả vào khoản trợ cấp 3,9 triệu đồng của chị.
Gia đình Tâm ở trong căn cấp bốn cũ, giá thuê 2 triệu đồng. Covid-19 ập đến, mọi người lần lượt nhiễm virus. Trợ cấp không đủ tiền thuốc men, họ phải lôi tiền phòng thân ra tiêu. Thương các con thiếu thốn ở phố, mẹ chị gửi từ Thanh Hóa vào cho mấy gói cá khô, ít ruốc bông. Nhꦛưng gửi từ tháng 7 mà tháng 10 đồ mới đến tay. "Tôi mở ra đồ đã bốc mùi hết rồi, vừa tiếc, vừa tủi", Tâm kể.
Tết này, chị💮 chỉ nghỉ hai ngày đầu năm còn lại 🐬đăng ký đi làm. Nếu về quê, cả tiền vé tàu xe cho bốn người, tiền quà cáp nội ngoại, chí ít vợ chồng Tâm cũng phải chi 20 triệu đồng. "Tôi ở lại kiếm thêm, ra năm các con đi học còn có tiền đóng. Nếu về sẽ phải vay mượn", chị nói.
Đã bước sang những ngày cuố🍃i cùng năm꧙ cũ, anh em Nguyễn Xuân Phương, 31 tuổi vẫn chưa đủ dũng khí báo tin cho ba mẹ ở Tây Sơn, Bình Định rằng xuân này con không về.
Tiền không phải nỗi lo quá lớn của Xuân Phương💟, nhưng anh sợ mang dịch về nhà. "Tôi xáꦅc định từ đầu là không về nên cũng không tìm hiểu quy định cách ly ở địa phương thế nào", anh nói.
Năm nay, Covid-19 gây chấn động mạnh với anh em Phương. Hồi tháng 7, em trai anh "ba tại chỗ" tại công ty. Vì không làm cùng nên khi em nhiễm bệnh, anh chẳng thể liên lạc. Phương nhiều đêm liền không yên giấc. Xung quanh, nhiều người quen biết mất vì Covid-19, n𝓰ỗi lo sự chẳng lành xảy đến với em trai khiến dạ dày anh đau quặn.
"Mãi đến khi dò hỏi được một vài ng♊ười tôi mới biết em mìꦛnh nhiễm Covid-19, chuyển nặng phải đưa vào bệnh viện. Lúc đó nó chưa tiêm mũi nào", Phương kể. Có những đêm, anh mơ thấy cảnh em trai mất, bố mẹ gào khóc trong hoảng loạn.
Qua cơn thập tử, em trai trở về, hai anh e🉐m quyết sẽ ởꦗ lại TP HCM. Anh sợ trên hành trình 500 km ngồi xe khách về quê, có thể sẽ tiếp xúc với F0, lây bệnh cho cha mẹ đã già, lại có bệnh nền.
Cũng như chị Tâm, Tết năm nay Phương sẽ đăng ký làm xuyên Tết. Thời gian rảnh, anh chạy xe ôm để có thêm chút tiền gửi về cho gia đình. Anh định dùng khoản tiền thưởng Tết và tiền tàu xe khi không về để 𒊎biếu ba mẹ.
Chị Tâm và anh Phương là hai trong số hơn 2.000 công nhân, chiếm 40% tổng lao động của công ty TNHH Nidec Việt Nam đăng ký đi làm trong dịp Tết Nguyên Đán năm nay, theo ông Lưu Kim Hồng, chủ tịch Công đoàn công ty. Báo cáo từ các công đoàn ở doanh nghiệp TP HCM, số công nhân ở lại thành phố Tết năm nay tăng hơn năm trước gần 130.000 người (khoảng 30%). Một số đơn vị có số công nhân không về quê đông như các khu chế xu🌺ất, khu công nghiệp hơn 98.000 người, quận Bình Tân hơn 55.000 người, quận 12 hơn 35.0♛00 người...
Theo ông Hồng, ngoài điều kiện kinh tế, lý do công nhân chọn ở lại làm Tết là ngày nghỉ ít, trong khi quy định cách ly ở các địa phương mỗi nơi một kiểu.
Ông Trần Như Cẩn, Phó Chủ tịch công🌸 đoàn Công ty cổ phần Quốc tế Phong Phú (Thủ Đức, TPHCM) cho biết: "Trong khoảng 5🌊0% nhân công là lao động nhập cư thì có đến một nửa không về quê ăn Tết. Con số này nhiều hơn hẳn mọi năm".
Theo ông Cẩn, nhiều người sợ mình có thể làm lây lan dịch bệnh khi về quê. Năm nay, công ty cho công nhân nghỉ Tết từ 28 tháng Chạp đến mùng 5 Tết. Thời gian nghỉ ngắn trong khi đa số các địa phương đều có quy định người về quê phải cách ly ít nhất 7 ngày꧅ nên nhiều người chọn ở lại. Chưa kể, giãn cách xã hội khiến tiến độ sản xuất của công ty ảnh hưởng dẫn đến thu nhập của người lao động giảm, trong khi chi phí về quê ăn Tết lại tốn kém.
Vợ chồng chị Bảo Lĩnh, 29 tuổi, công nhân tại công ty TNHH Freewell (Đông Phú, Bình Phước) là gia đình duy nhất của khu trọ ở lại chỗ làm ngày Tết. Năm ngoái, vì con nhỏ, không thể chạy xe máy về quê, lại sợ dịch, chị ở lại. Năm nay, phần sợ đi lại vất vả, phần💯 vì xã Bình Tường, Tây Sơn, Bình Định có quy định người từ vùng cam về tiêm đủ hai liều vaccine không phải cách ly. Tuy n♒hiên, nếu con chưa tiêm vaccine, mẹ phải cách ly theo, đủ 14 ngày.
"Thời gian cách ly gấp đôi t🐠hời gian nghỉ thì sao mà về?", chị nói.
Ông Trần Bá Lợi, chủ tịch Công đoàn các khu công nghiệp tỉnh Bình Phước cho biết, năm nay, lượng công nhân tỉnh này không về quê khoảng 15.000 người, chiếm 40%, tăng 30% so với năm ngoái. "Ngoài lương tháng 13, hầu hết do♍anh nghiệp cho công nhân tạm ứng 30%-50% lương tháng 1/2022 để người lao động đón Tết", ông nói.
Đại diện công đoàn các khu công nghiệp tỉnh B𒁏ình Phước🌊 cho hay, công đoàn tỉnh có hơn 1.000 phần quà tặng đoàn viên, người lao động khó khăn nhân dịp Tết Nhâm Dần. Ngoài ra, công đoàn cơ sở căn cứ kinh phí đơn vị, tặng tất cả người lao động mức chi 300.000 đồng mỗi người.
ꦏXuân năm nay ở lại Sài Gòn, Lê Thị Tâm tính sẽ mua cho các con mỗi đứa bộ quần áo mới, vài cái bánh chưng và ít bánh kẹo. Không có họ hàng, bạn bè đa số về quê, dịch bệnh vẫn phức tạp, vợ chồng chị tíꦺnh sẽ đóng cửa chơi cùng con.
Sau gần chục năm tha hương, vợ chồng chị Tâm cho biết, giấc mơ mua nhà là không tưởng. Chị tính sẽ làm thêm ít năm nữa, cố kiếm chút tiền xây căn nhà, tìm một công việc ở quê để bên cha mẹ tuổi xế chiều. Về phần Bảo Lĩnh, cô tự động viên mình, Tết này mọi người đều bình an là may mắn. "Khi dịch bệnh khiến bao🎃 người mất mát thì được bên chồng, ôm con những ngày đầu xuân đã là hạnh phúc", cô nói.
Còn với anh em Nguyễn Xuân Phương, dù ở lại nhưng họ thấy không quá nặng nề vì tin là t💜ình hình dịch bệnꦑh sẽ sớm ổn định. "Khoảng thời gian dịch bệnh vẫn ám ảnh tôi. Thà chậm lại một hai năm không gặp cha mẹ, còn hơn xa cả đời", anh nói.
Phạm Nga - Phan Diệp