Khoảng 1.400 câu hỏi được độc giả chuyển tới các chuyên gia đầu ngành, sau đúng một tuần chương trình "Tư vấn xương khớp" được khởi xướng. Số lượng câu hỏi tăng dần từng ngày đặc biệt khi thời tiết chuyển sang rét đậm - điều kiện thuận lợi để bệnh xương khớp phát triển. Trong số những câu hỏi gửi về chương trình, các câu xin tư vấn về di chứng thoái hóa khớp sau khi gặp chấn thương thể thao, tai nạn chiếm một số lượng lớn. Nhiều độc giả lo lắng như: "Trước đây tôi có bị tai nạn chấn thương phải mổ ráp xương chân và hiện tại đi lại bị hạn chế nhiều. Tôi kiêng không làm việc nặng hay ít đi bộ. Xin hỏi khớp gối t🌳ôi có phải bị thoái hóa và có liên quan đến chấn thương trước hay không? Tôi nên làm thế nào để có thể hoạt động thoải mái hơn?".
Ngoài ra, không ít trường hợp xin tư vấn vì thoái hóa khớp do những tổn thương khi chơi thể thao như: "Em từng là vận động viên môn pencaksilat. Năm 1999 em bị chấn thương ở gối, vỡ bao sụn chêm, phải mổ cắt bỏ tại bệnh viện 108. Sau đó, em làm giáo viên thể dục, phải vận động nhiều, thi thoảng lại thấy nhức, có lúc bị tràn dịch khớp gối. Khi trời lạnh, em còn bị cứng khớp. Xin hỏi bác sĩ bây giờ em phải là𓄧m thế nào vì dạy thể dục bắt buộc phải hoạt động mạnh".
Một trường hợp khác: "Cách đây khoảng hơn 1,5 năm em có chơi thể thao, do vận động quá mạnh (đá bóng, đá cầu…) nên em bị chấn thương ở vùng quanh gối phải và cảm giác hơi đau khi mỗi khi vận động. S☂au khi chụp MRI gối phải, bác sĩ hình ảnh kết luận: tổn thương dây chằng chéo trước nghĩ do rách một phần dây chằng; tổn thương sừng sau sụn chêm trong độ II; tăng tín hiệu dạng đường trong xương vùng mâm chày khả năng tổn thương cũ. Mong bác sĩ tư vấn!"
Những chấn thương do tai nạn gây nh💦iều tổn hại đến các khớp, có thể làm vỡ bao sụn chân, tràn dịch khớp gối, rạn xương, đau khớp vai, cổ tay hay thoát vị đĩa đệm… Đặc biệt những tổn thương ở các khớp như gối, lưng rất dễ đẩy nhanh quá trình𒉰 thoái hóa khớp.
Thoái hóa khớp là một bệnh mạn tính, gây thoái hoá và biến dạng khớp do sự phá huỷ sụn khớp và hệ thống bao khớp - dây chằng, thường gặp ở các khớp chịu sức nặng của cơ thể. Thoái hóa khớp có thể nguyên phát hoặc thứ phát. Trong đó thoái hoá khớp thứ phát thường do sự lão hoá sớm của sụn khớp, xuất hiện sau chấn thương làm tổn thương diện khớp, hoặc từ những chấn thương nhỏ nhưng tác động nhiều lần, khớp hoạt động quá tải; do di ꧋chứng của viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm đa khớp dạng thấp…
Theo Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Lê ♎Anh Thư nguy cơ thoái hóa khớp sẽ tăng lên sau khi bị chấn thương xương khớp, tuy nhiên nếu bị đau nhức khớp và khó di chuyển trong vài ba tuần, bệnh nhân nên đi khám ngay tại các chuyên khoa xương khớp để phát hiện sớm nguy cơ thoái hóa khớp. Để hạn chế nguy cơ thoái hóa khớp và hỗ trợ việc điều trị, người bệnh cần tránh dư cân và béo phì vì sẽ làm gia tăng tải trọng đè nên các diện khớp làm tăng thoái hóa khớp.
Cảnh báo nguy cơ thoái hóa khớp sau khi gặp chấn thương nếu người bệnh chủ quan, Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Lan cho biết chấn thương do chơi thể thao là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến thoái hóa khớp. Các chấn thương đặc biệt tại vùng khớp có thể dẫn đến biến dạng khớp, làm cho các chồi xương được hình thành và phát triển ở bờ xương làm cho sự cọ xát càng tăng lên, các mảnh xương và sജự vỡ ra trôi vào ổ khớp. Điều đó dẫn đến đau trầm trọng hơn, khớp bị phá hủy, bị cứng, không cử động được. "Nhiều người chủ quan với các trường hợp chấn thươꦆng này hoặc có những biện pháp điều trị không hợp lý. Đa phần đều sử dụng các thuốc giảm đau, chống viêm phi steroid, các thuốc này có tác dụng giảm đau nhanh chóng tuy nhiên các thuốc này gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng như loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, kích ứng tại chỗ. Hơn nữa các thuốc giảm đau, chống viêm này không cải thiện được tình trạng của bệnh sụn khớp và do đó các chấn thương ở khớp theo thời gian sẽ nặng hơn, lâu dần sẽ trở thành thoái hóa khớp", Phó giáo sư Ngọc Lan cho biết thêm.
Để điều trị♍ các chấn thương do tai nạn gây nên, Thạc sĩ, bác sĩ Tăng Hà Nam Anh nhận xét: "Cho tới nay vẫn chưa có thuốc hiệu quả nhằm điều trị khỏi hoàn toàn bệnh thoái hóa khớp. Điều trị chủ yếu nhằm mục đích giảm đau, duy trì vận động tăng dần từ nhẹ đến nặng và làm chậm tiến triển🌼 của bệnh. Người bệnh nên đi khám để bác sĩ có chế độ điều trị riêng vì không thể có một công thức chung cho mọi người,
Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể bổ sung dưỡng chất UC-II (Collagen Type II không biến tính). Sau khi🤡 uống vào cơ thể, 53% dưỡng chất sẽ được hấp thu vào máu, bổ sung collagen tại các sụn khớp, giúp giảm đau, tái tạo và nuôi dưỡng sụn khớp. Phần dưỡng chất còn lại sẽ hiện diện tại mảng cuối của ruột non, giúp điều chỉnh đáp ứng miễn dịch, bảo vệ collagen type II của sụn khớp, hỗ trợ làm chậm quá trình thoái hóa khớp sau chấn thương.
Chi phí và thời gian điều trị các tổn thương ở khớp sau chấn thương tai nạn cũng được các bác sĩ giải đá🐲p cho nhiều độc giả. “Chi phí tùy theo bảo hiểm và phương pháp mổ ở từng bệnh viện. Thời gian mất từ 2 đến 6 tháng để bệnh nhân có thể hồi phục bình ൩thường. Theo đó, phẫu thuật cắt bỏ hay thay sụn khớp, chi phí nếu không có bảo hiểm trung bình khoảng 10-15 triệu đồng tùy bệnh viện. Nếu không sụn chêm có thể phải trả thêm chi phí dụng cụ khâu sụn. Nếu cắt bỏ sụn chêm thì mất 4-8 tuần hồi phục, nếu khâu lại sụn mất 3-6 tháng để hồi phục bình thường”, bác sĩ Tăng Hà Nam Anh cho biết thêm.
Ngoài ra, các bệnh nhân sau chấn thương nên có những bài tập thích hợp, tránh vận động mạnh như chạy nhảy… Bơi lội là môn thể thao được các bác sĩ khuyên bệnh n🥃hân thường xuyên luyện tập nhằm nâng cao sự mềm dẻo, linh hoạt của khớp.
Chương trình tư vấn được VnExpress tổ chức với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực cơ - xương - khớp, diễn ra từ ngày 11/2 đến 24/2. Độc giả có câu hỏi xin tư vấn gửi tại đây.
Phương Thảo