Thứ bảy, 23/11/2024
Thứ năm, 21/9/2023, 06:00 (GMT+7)

Khu vườn trĩu quả sau hai tháng của người phụ nữ Sài Gòn

Bắt đầu trồng những cây đầu tiên ngày 20/7, đến nay gia đình chị Sen đã đượcꦰ thu hoạch đủ loại dưa, bầu, mướp, đặc biệt rau ăn không xuể.

Chị Trần Sen ở quận 7 (TP HCM) mê những khu vườn rau trái nhiều năm nay nhưng chưa có cơ hội thực hiện. Đầu tháng 7, khi gia đình xây xong căn nhà mặt phố, chị bắt đầu thực hiện ước mơ làm vườn sân thượng.

"Hôm đó là sinh nhật tu🌃ổi 39 của tôi nên tự làm khu vườn như món quà cho mình", chị Sen ꧑chia sẻ.

Từ sáng sớm hôm đó, chị và chồng tập kết thùng, chậu và vận chuyển hơn 80 bao tải đất, phân bón lên sân thượng rộng 50 m2. Hai vợ chồng người trộn, người xúc đất đổ vào chậu suốt một ngà🐎y.

Hôm sau, chị Sen bắt đầu trồng những cây gi⛦ống đã ươm vào các chậu.

Làm vườn xong, mấy hôm sau trời mưa bão. Chị Sen cho biết nhiều khi nཧghe tiếng mưa "muốn đau tim" vì những cây con còn chưa bám rễ. Có trận mưa xong đất văng tứ tung, cây dập lá, ngả ng♋hiêng.

Sau lần đó, chị mua lưới che cho tới khi cây cứng cáp. Song để theo đuổi làm nông dân sân thượng đường dài🐼, chౠị dự định sẽ làm mái trong suốt bằng nhựa.

Dù mới làm vườn, chị Sen không gặp khó khăn vì đã có kinh nghiệm đúc rút từ nhiều năm xem các kênh ꦗYouTube làm vườn trong và ngoài nước. "Không phải cứ làm đất tốt, cắm cây xuống là có vườn đẹp. Mỗi loại rau củ quả cần một kỹ thuật trồng phù hợp", chị Sen nói.

Kinh ♍nghiệm đầu tiên của chị là trộn thêm phân hữu cơ và đất đỏ vào các bao đất trộn sẵn. Từ đó cứ theo giai đoạn cây lớn bổ sung thêm chất dinh dưỡng phù hợp và phun phòng bệnh.

Một tuần bón một lần rác nhà bếp cho đến lúc đầy chậu. Khi có trái, một tuần ba lần tưới phâ🐎n nước. Đặc biệt từ lúc cây 3-5 lá, chị phun phòng bệnh từ dầu cây nem hoặc n🐠ước vôi pha loãng. Theo chị, nếu không phun phòng bệnh từ trước, đến lúc có trái mà phun sẽ bị lụi bông, không đậu quả.

Bà chủ vườn ch﷽ia sẻ, mỗi loại cây cần một kỹ thuật ngắt ngọn khác nhau. Với dưa bở, dưa lê Hàn Quốc, chị bỏ các chèo dưới, đến lá 9-10 mới để chèo, nuôi trái. Mỗi cây để một trái cho khỏe, đẹp.

Một số loại ra 𝔉trái ở chèo, nhiều loại lại ra trái ở thân chính, điều đó buộc người làm vườn phải tìm hiểu đặc tính tℱừng loài. Ví dụ chỉ riêng dưa chuột đã có nhiều loại khác nhau. Dưa chuột kiếm Nhật là loại siêu trái, ra ở thân chính, nên phải cắt hết các chèo nách. Ngược lại dưa chuột nếp truyền thống ra trái ở chèo phụ, nên chị Sen thường cắt bỏ các chèo dưới thấp, để từ lá thứ 6-7.

Gia đình có một cửa hàng bán hoa quả nên chị Sen thường ♉lấy hạt của ꦕquả ngon đem ươm. Trái dưa lưới trong ảnh là thành quả chị lấy hạt tự ươm, cây khỏe, ra lưới đẹp, dù đời F2 quả bé hơn.

Giống bí Bắc Kạn nổi tiếng với mùi hương như 🅷mùi nếp cái hoa vàng, mềm, ngọt cũng được chị Sen gieo bằng hạt sau khi ăn. Đến nay giàn bí hơn một tháng, đã ra nhiều trái.

Nhờ hạt giống ươm sẵn và kỹ thuật trồng bài bản, sau nửa tháng chị đã có rau thu hoạch hàng ngày. Các loại rau cải, dền, muống, súp lơ 🐬tươi tốt, đáp ứng thoải mái nhu cầu gia đình. Riêng các loại rau sống và gia vị được trồng rất nhiều, ăn không hết. Cứ vài ngày chị lại hái cho bạn bè.

Sau khoảng 40 ngày, gia đình đã có các loại bầu, mướp đắng, mướp bạch ngọc, mướp táo, dưa chuột, bí bơ phục vụ bữa ăn. Sau 50 ngày, những quả dưa bở và dưa bở Hàn Quốc cũng được thu hoạ🃏ch.

Vào Tết Trung Thu sắp tới, gia đình có vụ dưa lưới đầu tiên. Chị Sen cũng đang trồng bí hạt dẻ với mục tiêu có quả chưng vào dịp Halloween, cuối tháng 10 tới. Nhiều loại rꦚau cải, mùi, x♌à lách đang được gieo. Chị tính sắp tới sẽ trồng một vụ dưa lưới khác cho dịp Tết Nguyên Đán.

Từ khi có vườn rau xanh phủ mái, ba con chị có thêm một chỗ vui chơi và học hỏi. Khu vườn là niềm tự hào của gia đình, thường được khoe mỗi khi có khách tới chơi nhà⛄. Trong hình, một người bạn của gia đình thích thú khi được tự hái rau trái mang về.

"Vớ💃i tôi, khu vườn như trở thành một đứa con, mỗi ngày nhìn nó tươi tốt, gặt hái thành quả, là trọn niềm vui", chị nóജi.

Phan Dương
Ảnh: Nhân vật cung cấp