Cuối tháng 9, ôngඣ vẫn giữ quan điểm không chấp nhận thỏa thuận thương mại một phần, mà chỉ muốn đạt được "thỏa thuận lớn" với Bắc Kinh. Hai bên đã thảo luận về chính sách trợ cấp doanh ng🅰hiệp của Trung Quốc trong các vòng đàm phán đầu tiên, với một dự thảo thỏa thuận hơn 150 trang, nhưng các quan chức Trung Quốc sau đó phản đối yêu cầu thay đổi cấu trúc kinh tế.
Khi Mỹ - Trung tháng này thống nhất thỏa thuận giai đoạn một ꦜdài khoảng 86 trang, mọi cam kết của Trung Quốc về việc giảm trợ cấp doanh nghiệp đã bị loại bỏ.
Đối với các lãnh đạo Trung Quốc, trợ cấp là 𝐆công cụ quản lý kinh tế chính, cho phép họ hỗ trợ tiền, đất đai, năng lượng và các nguồn lực khác cho các doanh nghiệp nhà nước cũng như các công ty tư nhân mà Bắc Ki🦩nh coi là chiến lược.
Trợ cấp của Bắc Kinh mang lại cho các công ty Trung Quốc lợi thế quan trọng ở các thị trường khác. Cố vấn thương mại Nhà Trắng Peter Navar☂ro gọi trợ cấp nhà nước là "một trong 7 tội lỗi" của💮 Trung Quốc, cần phải được giải quyết trước khi hai bên bình thường hóa quan hệ thương mại.
Trong báo cáo dài 215 trang năm ngoái, nhà đàm phán chính của M♏ỹ Robert E. Lighthizer xác định trợ cấp nhà nước là yếu tố quan trọng trong kế hoạch của Trung Quốc nhằm vượt qua vị thế dẫn đầu về công nghệ của Mỹ.
Các nhà máy thép, pin năng lượng mặt trời, đóng tàu và sản xuất dầu đều được hưởng lợi từ một mạng lưới trợ cấp lớn của chính phủ Trung Quốc. Giới chức Bắc Kinh giúꦍp các công ty Trung Quốc chống lại cạnh tranh từ đối thủ nước ngoài bằng khoản vay lãi suất thấp từ ngân hàng nhà nước, cho thuê đất và tính giá điện rẻ, tạo điều kiện huy động tiền mặt từ các q🐻uỹ đầu tư. Trung Quốc hiện dành hơn 3% GDP cho các khoản trợ cấp kinh doanh trực tiếp và gián tiếp, theo nhà kinh tế Nicholas Lardy thuộc Viện Kinh tế Quốc tế Peterson.
"Nỗ lực của Trung🐷 Quốc đã diễn ra bền bỉ và lâu dài với số tiền rất lớn", John Neuffer, giám đốc điều hành Hiệp hội Công nghiệp Chất bán dẫn tại Mỹ, cho biết. "Vì vậy, trợ cấp là vấn đề lớn đối với chúng tôi".
Nhưng chương trình trợ cấp là con dao hai lưỡi. Các nhà kinh tế cho biết trợ cấp nhà nướ🌊c giúp các nhà sản xuất Trung Quốc chiếm lĩnh thị trường sản phẩm như phụ tùng ôtô, nhưng nó cũng khiến nền kinh tế gặp khó khăn với các công ty "xác sống" - không có lợi nhuận và làm việc kém hiệu quả nhꩲưng vẫn tiếp tục tồn tại để hưởng trợ cấp. Loren Brandt, nhà kinh tế tại Đại học Toronto, cho biết trợ cấp đôi khi không đến tay các doanh nghiệp làm việc hiệu quả.
Có một nghịch lý là các công ty nhà nước Trung Quốc kiếm được ít lợi nhuận hơn khi họ tăng quy mô phát triển. Trong 10 năm trước năm 2017, các doanh nghiệp nhà nước lớn nhất Trung Quốc tăng gần gấp 4 lần tài sản, nhưng lợi nhuận𒊎 giảm xuống mức 2,6%, so với mức cao nhất là 6,7% năm 2007.
Ngay cả khi hoạt động kém, các công ty nhà nước vẫn tiếp tục được hưởng khoản vay từ ngân hàng nhà nước. Trong khi đó, các công ty tư nhân có triển vọng sáng sủa hơn thường phải vật lộn để tìm nguồn cung tài chính. "Nhiều khoản tiền đang bị lãng phí. Họ đã ♑phân bổ sai nhiều tài nguyên cho các công ty nhà nước hoạt động kém hiệu quả", Lardy nói.
Các quan chức Nhà Trắng thừa nhận một số vấn đề chính vẫn chưa được giải quyết trong thỏa thuận giai đoạn một. Lighthizer nói còn🅠 nhiều khúc mắc được "để dà🌟nh" cho cuộc đàm phán trong tương lai. Hầu hết nhà phân tích cho rằng chúng khó có thể được giải quyết trước cuộc bầu cử tháng 11/2020.
Việc đàm phán để yêu cầu Trung Quốc giảm trợ cấp công nghiệp sẽ đặc biệt khó khăn. Mặc dù Trump ♏phát động cuộc chiến thương mại để gây sức ép khiến Trung Quốc thay đổi, cuộc chiến càng khiến ông Tập quyết tâm hướng tới tự cung tự cấp để tránh tác động từ các nước khác.
Tổ chức Thương m♔ại Thế giới (WTO) cấm các khoản trợ cấp liên quan trực tiếp đến xuất khẩu hoặc nhu cầu sử dụng hàng hóa trong nước. Mỹ ít nhất ba lần thắng kiện tại ꦯWTO về trợ cấp của Trung Quốc. Năm 2011, Trung Quốc đồng ý dừng chương trình trợ cấp tuabin gió sau các khiếu nại của Mỹ.
Nhưng các quy tắc của WTO không thể kiềm chế được nền kinh tế có quy mô và tầm quan trọng lớn với thương mại toàn cầu như Trung Quốc. Họ khó có thể theo ཧdõi tất cả khoản trợ cấp vì chúng thường bị che giấu hoặc được chuyển gián tiếp.
Các nhà sản xuất nhôm Trung Quốc được cấp nguồn điện giá rẻ, khiến giá sản phẩm thấp và có thể cạnh tranh khi xuất khẩu. Sau khi Trung Quốc🍸 coi đóng tàu là ngành công nghiệp chiến lược năm 2006, một loạt khoản trợ cấp đã giúp ngành công nghiệp này tiết kiệm tới 4,5 tỷ USD trong 6 năm, theo nghiên cứu của nhà kinh tế học Myrto Kalouptsidi tại Đại học Harvard.
Trung Quốc nhanh chóng tăng gấp đôi thị phần, từ khoảng 1/4 số đơn đặt hàng đóng tàu của thế giới lên 1/2, lấy đi thị phần của Nhật Bản, Hàn Quốc và châu Âu. "Không thể giải thích được sự gia tăng nhanh chওóng đó nếu không có trợ cấp", Kalouptsidi viết trong một bài báo năm 2018.
Theo quy định của WTO, Mỹ có thể áp mức thuế cao để chống lại tác động của trợ cấp từ một đối tác thương mại nếu chúng làm tổn thương các công ty Mỹ. Trong hai tháng qua, Mỹ áp thuế nhập khẩu với đinh kẹp thép, lưỡi cưa kim cương, gỗ cứng và gạch men Trung Quốc với mức thuế lên 🍎tới 356%.
Hơn 50 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc đang đối mặt với thuế chống trợ cấp hoặc chống bán phá giá, chưa tính đến các🦩 khoản thuế Mỹ áp với 360 tỷ USD hàng Trung Quốc trong 18 tháng qua.
Tuy nhiên, những đꦅòn thuế như vậy khó có thể🧔 kìm chân được nỗ lực thúc đẩy ngành công nghiệp chất bán dẫn nội địa của Trung Quốc. Chính quyền trung ương và địa phương Trung Quốc dự kiến dành khoảng 100 tỷ USD cho đầu tư vốn cổ phần, tín dụng và các khoản tài trợ khác trong 5 năm tới, với mục tiêu Trung Quốc chiếm được vị trí dẫn đầu toàn cầu về chất bán dẫn trước năm 2030.
Các quỹ đầu tư tư nhân được nhà nước hậu thuẫn đang dồn tiền vào ngành công nghiệp chất bán dẫn Trung Quốc, giúp xây dựng v🅘à mua sắm thiết bị cho hàng chục nhà máy mới. Hiện có hơn 1.600 "quỹ do chính phủ chỉ đạo" với tổng cộng 570 tỷ USD, theo Trung tâm ngh🎃iên cứu Zero2IPO, nhóm tư vấn có trụ sở tại Bắc Kinh. Không giống như các nhà đầu tư ở Mỹ, các quỹ Trung Quốc này sẵn sàng chấp nhận lợi nhuận khiêm tốn để đáp ứng các mục tiêu của chính phủ.
Mặc dù các nhà sản xuất chất bán dẫn Mỹ hiện vẫn bỏ xa Trung Quốc, John Neuffer, giám đốc điều hành Hiệp hội Công nghiệp Chất bán dẫn, nói rằng chính quyền Mỹ cần chuẩn bị kỹ hơn để ꦜđối phó với sự cạnh tranh.
Cùng với việc chống lại ꦍcác hành động thương mại đáng lo ngại của Trung Quốc, Mỹ nên chú trọng phát triển lực lượng lao động, chính sách cạnh tranh và tiếp cận thêm các thị trường nước ngoài khác. "Chúng ta cần một chương trình nghị sự rõ♛ ràng", Neuffer nói.
Phương Vũ (Theo Washington Post)