"Trách nhiệm cơ bản của nhà cung cấp dịch vụ tiền điện tử là bảo vệ tiền của người dùng. Tài sản của khách hàng chỉ nên được sử dụng theo cách mà khách hàng đã ủy quyền rõ ràng", Binance nêu trong bài viết "Xây dựng niềm tin trong hệ sinh thái tiền điện tử" ngày 16/2. Bài viết được đăng trong bối cảnh sàn giao dịch liên tục gặp rắc rối từ cơ quan quản lý, khiến người dùng ồ ạt rút tiền.
Binance cam kết tài sản của người dùng sẽ luôn được đ🎃ảm bảo bằng các khoản dự trữ theo tỷ lệ 1:1 và không sử dụng cho mục đích trái phép. "Người tin tưởng giao tiền cho chúng tôi có mọi quyền để xác minh việc bảo quản an toàn tài sản của họ trong kho lưu trữ của sàn giao dịch tập trung bất kỳ lúc nào", Binance viết.
Tuy nhiên, chỉ một ngày sau, hồ sơ điều tra của Reuters cho thấy hơn 400 triệu USD đã được chuyển từ một tài khoản do Binance.US kiểm soát đến công ty thương mại Merit Peak năm 2021. Merit Peak là công ty do tỷ phú Changpeng Zhao, CEO của Binance, quản lý. Thông tin này khớp với thông báo củ✱a Ủy ban Chứng khoán và giao dịch Mỹ (SEC) về cuộc điều tra nhắm vào Binance.US và một công ty giao dịch hồi tháng 2/2022.
Đại diệ🅰n Binance.US không trả lời câu hỏi về việc chuyển tiền được lưu trong hồ sơ ngân hàng. Người này chỉ nói đó là "thông tin lỗi thời", khẳng định Merit Peak không cung cấp bất kỳ dịch vụ nào trên nền tảng Binance.US. CEO Changpeng Zhao và đại diện Merit Peak cũng không đưa ra bình luận.
Trong các tin nhắn Reuters tiếp cận được, các giám đốc điều hành Binance.US đã phát hiện giao dịch bất thường này và yêu cầu Giám đốc tài chính🅷 Binance toàn cầu giải thích về khoản tiền, nhưng không nhận được câu trả lời. Có nghĩa sàn giao dịch Binance toàn cầu đã kiểm soát tài chính của Binance.US, dù việc này bị cấm tại Mỹ. Bộ Tư pháp Mỹ và SEC luôn đưa mối quan hệ giữa Binance và Binance.US vào tầm ngắm, do nghi ngờ sàn tiền số lớn nhất thế giới chỉ dùng Binance.US như một vỏ bọc cho hoạt động kinh doanh tại Mỹ.
Theo các nhà phân tích, thông tin bất lợi li✃ên tiếp ập đến cho thấy khủng hoảng của Binance đang lan rộng và c♕hưa có dấu hiệu dừng lại.
Công ty bắt đầu bị Bộ Tư pháp Mỹ đưa vào tầm ngắm từ 2018, liên quan đến cáo buộc vi phạm 🌠luật chống rửa tiền. Tháng 3/2021, Mỹ tiếp tục xem xét hồ sơ về việc liệu Binance có cung cấp các công cụ phái sinh tiền điện tử mà không đăng ký với cơ quan quản lý hay không.
Đến tháng 12/2022, khủng hoảng bắt đầu gõ cửa khi xuất hiện tin đồn rằng tài khoản dự trữ của Binance không minh bạch. Người dùng vội vã rút hàng trăm triệu USD khỏi sàn giao✨ dịch.
Đầu tháng 1, Washington Post dẫn nguồn tin riêng cho biết Mỹ mở rộng điều tra với Binance. Theo Forbes, tính đến ngày 10/1, Binance bị rút khoảng 12 tỷ USD trong chưa đầy 60 ngày, tương đương một phần tư tài sản của sàn. Tình hình tài chính của Biannce được nhận định có nhiều điểm tương đồng với FTX trước khi phá sản. Ngư💛ời dùng cũng đồng loạt chuyển đổi BUSD✨, stablecoin của Binance, sang các đồng tiền số ổn định khác.
Ngày 17/1, nền tảng phân tích tài chính Datafinnovation khẳng định Binance có vấn đề trong quản lý các token trong thời gian dài. Sàn giao dịch thừa nhận sai lầm, kéo theo việc mất hơ🅺n một tỷ USD tàiꦫ sản thế chấp.
Đến ngày 13/2, công ty Paxos thông báo chấm dứt mối quan hệ với Binance và ngừng phát hành đồng BUSD kể từ 21/2, theo yêu cầu từ Sở Dịch vụ Tài ch♊ính New York (NYDFS). Ngay sau đó, 2,8 tỷ USD bị người dùng rút khỏi sàn chỉ trong 24 giờ, theo dữ liệu từ công ty nghiên cứu blockchain Nansen.
Sự bất ổn đang khiến niềm tin của cộng đồng vào Binance bị xói mòn. Nhiều người đang tìm cách chuyển các tài sản của mình khỏi sàn giao dịch do lo ngại một cú sập tương tự FTX có thể đến bất kỳ lúc nào.
Thảo Hiền