Hơn 55% người trẻ bị sang chấn tâm lý là kết quả của ꦇmột cuộc nghiên cứu ở Việt Nam năm 2019-2020. Trong༒ đó, áp lực lớn nhất mà trẻ gặp phải là từ gia đình (20,5%). Tình trạng trẻ bị so sánh với "con nhà người ta" diễn ra rất phổ biến trong xã hội Việt, dẫn đến nhiều vấn đề tâm lý phức tạp, kéo dài từ những khó khăn về tinh thần đến rối loạn lo âu và trầm cảm.
Tôi hoàn toàn phản đối cách dạy con như vậy của không ít bậc cha mẹ. So sánh chỉ càng khiến trẻ thụt lùi, tự ti và càng làm giảm sút khả năng học tập (ở đây tôi không nói đến kết quả học). Tôi xin kể trường hợp con mình để mọi 💛người cùng tham khảo:
Con tôi lúc nhỏ hầu như không hề có năng khiếu gì về các môn Khoa học tự nhiên (Toán, Lý, Hóa). Bố càng dạy, càngဣ đánh mắng, càng so sánh thì con càng dốt. Chồng tôi cứ hay đổ lỗi con không chịu học nên mới tệ như thế, chứ chẳng phải do IQ. Cũng chính vì chuyện con học dốt mà nhà cửa tôi không yên lấy một ngày nào.
Chưa nói đến chuyện chồng còn hay đổ lỗi do mẹ chiều, do gen bên ngoại chứ bên nội toàn người giỏi. Vậy ಌlà chồng tôi lôi cả họ vào luôn. Thế nên, những bố mẹ hay so sánh con cái không chỉ ảnh hưởng đến bản thân con, mà còn khiến cả gia đình lục đục, chửi mắng nhau và có nguy cơ tan vỡ cũng vì đó.
>> Mẹ phát điên, bố nổi khùng vì dạy con học bài
Thấy chuyện không ổn, tôi quyết định tách con ra khỏi bố. Tôi chịu trách nhiệm "gen bên ngoại dốt", "mẹ chiều con hư"... để chỉ dẫn con từ đầu theo cách riêng của mình. Tôi không bao giờ trách mắng con về chuyện điểm số. Thay vào đó, tôi chỉ♚ hỏi con "bữa nay bài có gì con không hiểu không?", "bài kiểm tra có câu nào con không làm được không?"... rồi dựa vào đó để ﷽hướng dẫn con cách học.
Cứ vậy, thành tích học tập của con tôi được cải thiện dần. Giờ con đã ở cuối cấp ba và chọn theo khối ngành Khoa học tự nhiên, dù con giỏi nhất Văn và Ngoại ngữ. Tôi cũng băn khoăn, hỏi con lý do tại sao lại chọn như vậ✤y? Con nói: "Cái gì dốt thì con học nhiều thêm, chứ mấy môn con giỏi rồi thì học nữa chán lắm. Con chỉ thích học cái mình chưa biết, chứ không muốn ngồi nghe mấy cái đã biết rồi, buồn ngủ lắm".
Nghe vậy, tôi thấy rất mừng vì con đã có chính kiến của riêng mình, không còn sợ mấy môn Khoa học tự 🐟nhiên như hồi nhỏ. Và trên hết là con tôi không ngừng học hỏi, vưꦿơn lên và không đặt nặng chuyện điểm số.
- Áp lực thành công như 'con nhà người ta'
- Con nhà người ta
- Tôi chỉ cần con học đủ để không bị ở lại lớp
- Nhà, xe đầy đủ nhưng con tôi không được phép lười học
- 'Sai lầm lớn nhất của tôi là dạy con phải tuân lệnh'
- Tôi bật khóc vì bất lực dạy con