💞Hơn một năm thích ứng với văn phòng tại nhà, các hãng công nghệ lớn ở Thung lũng đã Silicon quyết định về tương lai của văn phòng từ xa. Tháng trước, Google đã tuyên bố 60% nhân viên không phải đến công ty hàng ngày mà có thể chọn vài ngày để đến. Facebook cho biết trong 5 đến 10 năm tới, hơn 50% nhân viên của công ty sẽ làm việc tại nhà. Twitter xác nhận sẽ tiếp tục khuyến khích nhân viên làm việc từ xa. Microsoft chính thức bước vào kỷ nguyên văn phòng kết hợp...
Mặt trái của làm việc từ xa
🐷Không cần chen chúc vào giờ cao điểm sáng và tối, không cần bấm giờ, không ràng buộc môi trường văn phòng, hay thậm chí tăng ca. Nghĩ về điều đó thôi cũng khiến nhiều người hạnh phúc. Và khi nghe các công ty công nghệ nói rằng "chúng tôi sẽ cung cấp cho nhân viên sự linh hoạt và để họ quyết định làm việc ở nơi hiệu quả và thoải mái nhất", các lập trình viên thấy mình may mắn khi đã cập bến "thiên đường" Thung lũng Silicon.
Tuy nhiên, những điều đó chỉ là lớp đường ngọt bọc ngoài viên thuốc đắng. "Nhóm tôi đã không tuyển dụng thêm vị trí mới ở Silicon suốt 3 tháng. Năm ngoái, việc tuyển dụng diễn ra hàng tháng", một kỹ sư làm cho một công ty thương mại điện tử lớn nói với Silicon Start.
ไThực tế, không phải không có việc làm mới, mà các công việc đó đều đã được tuyển dụng ngoài Silicon. "Quản lý nói với chúng tôi rằng bây giờ ở Thung lũng Silicon chỉ có người rời đi chứ không có ai được tuyển vào", người này nói.
ꦑTheo Alex, kỹ sư ở Vancouver, Canada, mặc dù công ty có trụ sở chính ở Thung lũng Silicon, từ đầu năm đến nay, 2/3 vị trí công nghệ mới đều đã chuyển về Canada. Các kỹ sư ở đây vẫn đang làm việc hiệu quả với nhóm kỹ sư ở Mỹ theo mô hình trực tuyến.
💖"Hồi tháng 5, chúng tôi đã rời khỏi văn phòng tại San Francisco. Hiện tại việc tuyển dụng nhân dự ở Thung lũng Silicon chủ yếu là các vị trí liên quan đến thị trường và tài chính. Các vị trí kỹ thuật mới được bổ sung về cơ bản là ở Vancouver, Ấn Độ và Nhật Bản", Alex cho biết.
꧅Nhu cầu tuyển dụng kỹ sư lập trình ngoài Thung lũng Silicon đang chuyển từ quy mô nhỏ lẻ của các công ty thành xu hướng mới. Báo cáo mới đây của Liên doanh Thung lũng Silicon cho thấy năm 2018, 15 công ty công nghệ lớn nhất ở khu vực này sở hữu 28% lực lượng lao động ở khu vực vịnh San Francisco. Tỷ lệ này giảm xuống còn 26% trong 2019 và tiếp tục giảm xuống 24% vào năm 2020.
ꦜĐiều này dẫn đến hệ quả là nhiều người đang hành nghề công nghệ ở đây phải chia nhau cơ hội việc làm ngày càng nhỏ. Trước đây, họ chưa từng lo lắng về vấn đề thất nghiệp. Các email tuyển dụng luôn nối tiếp nhau, mức lương nhảy việc luôn cao hơn vị trí cũ. Nhiều người thậm chí không bị áp lực khi bị cho nghỉ việc.
🐈Nhưng tác động của dịch bệnh đang đảo lộn tất cả. Nhiều công ty công nghệ bắt đầu phát hiện ra rằng vị trí địa lý không còn là yếu tố quyết định đến năng suất của các kỹ sư công nghệ. Vì vậy, những lập trình viên "cố thủ" ở Silicon với mức lương cao không còn là lựa chọn duy nhất. Họ có muôn vàn lựa chọn tương đương về chất lượng kỹ sư với mức lương rẻ hơn nhiều đến từ khắp thế giới.
Thung lũng Silicon không còn là thiên đường công nghệ
🃏Giá bất động sản quá cao, chi phí sinh hoạt đắt đỏ khiến làn sóng rời bỏ Thung lũng Silicon diễn ra ngày một rầm rộ. Với các công ty tuyển dụng, giá nhân công ở đây ngày càng cao khiến họ không còn thấy hấp dẫn.
Theo số liệu của Hired🍰, trang web tuyển dụng lớn bậc nhất nước Mỹ, trước Covid-19, thu nhập bình quân đầu người của kỹ sư công nghệ ở Silicon là 145.000 USD vào năm 2019, đứng đầu tại Mỹ. Mức lương bình quân đầu người ở đây cao hơn bình quân đầu khu vực khác khoảng 16%. Khi mức lương này được áp dụng cho một lượng lớn nhân sự, cộng thêm các yếu tố về chi phí thuê văn phòng, thuế, đây là khoản tiền không hề nhỏ.
⛄Nếu một kỹ sư công nghệ làm ở xa vẫn tạo ra giá trị tương đương một nhân viên ở Silicon, hiển nhiên, các công ty sẽ chọn phương án nhân sự tiết kiệm hơn. Sự xuất hiện của đại dịch chỉ thúc đẩy nhanh mong muốn của các "gã khổng lồ công nghệ".
🙈Các công ty đã thích nghi với mô hình làm việc từ xa. Họ phát hiện ra các nhân viên không cần đến văn phòngcũng vẫn làm việc bình thường, thậm chí năng suất còn tốt hơn phương pháp truyền thống. Do đó, những nhân sự bên ngoài Silicon, như từ Austin, Denver hay Canada, Ấn Độ, Nhật Bản và Israel đã trở thành ưu tiên mới. Một năm trở lại đây, số lượng công việc mới và lương phân bổ cho những nơi này đã tăng lên nhanh chóng, khiến Silicon bị bỏ lại phía sau.
✅Khảo sát 15 công ty công nghệ hàng đầu tại Thung lũng Silicon năm 2020 cho thấy số lượng nhân sự mới ở Austin, Denver và Sacramento tăng 14% trong khi mức tăng trưởng ở San Francisco chỉ là 3,7%, bằng 1/4 so với các nơi khác.
Xu hướng này sẽ tiếp tục diễn ra vào năm 2021. Thống kê hàng tháng từ trang web CompTIA,🍬 cho thấy New York đã tuyển dụng khoảng 19.000 công nhân khoa học và công nghệ trong tháng 3, tăng gần 3.200 so với hai tháng trước đó. Dallas đã đăng khoảng 13.000 việc làm công nghệ, tăng 1.872 việc so với tháng hai. Ngoài ra, Atlanta và Austin đã bổ sung hơn 10.000 vị trí công nghệ mới, với mức tăng hàng tháng hơn 1.000 người. Còn tại Silicon, vị trí tuyển dụng trong tháng 3 giảm khoảng 1.000 so với tháng hai.
♏Ngoài việc phân tán đến các thành phố khác, các công ty công nghệ cũng mở rộng phạm vi hoạt động ra bên ngoài nước Mỹ, thiết lập các địa điểm tuyển dụng ở những khu vực có chi phí nhân công thấp hơn.
💙Theo thống kê của Hội đồng Kinh tế Đổi mới Canada, số lượng công việc liên quan đến STEM ở Canada tăng 8,7% vào năm 2020. Trong thời kỳ đại dịch, Google và Amazon đi đầu trong việc mở rộng trụ sở chính tại Toronto, Vancouver và mở các văn phòng mới để tuyển dụng các tài năng khoa học và công nghệ địa phương.
ℱKể từ đầu năm nay, những gã khổng lồ công nghệ như Facebook, Twitter đến các startup như Slack, Coinbase... đều mở rộng tuyển dụng các vị trí làm việc từ xa ở Canada, Ấn Độ và nhiều quốc gia châu Âu.
💦"Miếng bánh béo bở" của các công ty công nghệ tại Thung lũng Silicon đang chia đều ra thị trường nước ngoài nhờ sự phổ biến của phương thức làm việc mới. Điều đáng buồn là nhiều kỹ sư công nghệ ở đây vẫn chưa hình dung được sự dịch chuyển đó. Họ vẫn đang đắm chìm và ảo tưởng về sự thịnh vượng của Thung lũng Silicon.
ꦗCâu hỏi tiếp theo được nhiều người đặt ra là liệu những dấu hiệu đó có dẫn Thung lũng Silicon đến bờ vực suy tàn không. Có thể là không.
🦩Các công ty công nghệ đã bám rễ sâu trên mảnh đất màu mỡ này. San Francisco vẫn có những ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực khoa học công nghệ. Nhưng trong tương lai, sự phát triển lớn mạnh của các công ty công nghệ ở Thung lũng Silicon có thể không còn phụ thuộc vào các kỹ sư bản địa.
Khương Nha (theo Silicon Star)