"Công suất phòng hiện tại rất thấp, chỉ khoảng 20%. Với tình hình hiện nay, thời gian tiếp theo sẽ khó khăn với chúng tôi", bà Nguyễn Thị Kim Trang, Phó giám đốc khách sạn Viễn Đông, nói. Đây là khách sạn 3 sao, có 100 phòng, nằm ngay trung tâm khu ph🎀ố Tây ở TP HCM, nhưng vẫn chịu cảnh đìu hiu. Thời điểm này năm ngoái, khách sạn luôn đạt 100% công suất. Tuy nhiên, từ khi cóඣ dịch xảy ra ở Việt Nam, lượng đặt phòng bắt đầu giảm. Tháng 2/2020, độ lấp đầy phòng của địa chỉ lưu trú này chỉ đạt khoảng 55%.
Khách sạn 5 sao Grand Sài Gòn với 251 phòng, nằm ở mặt đường Đồng Khởi, quận 1, những năm trước luôn trong tình trạng "cháy phòng". Thế nhưng, thời điểm này, do ảnh hưởng của Covid-19, công suất phòng chỉ đạt khoảng 40%, chủ yếu là khách châu Âu, Mỹ và Australia. "Những ngày gần đây, lượng khách đặt phòng mới không đáng kể", bà Nguyễn Thị Thu Hiền, Phó giám đốc khách sạn, chia sẻ.
Doanh thu giảm♒ mức nặng nề khiến nhiều khách sạn 5 sao như N. Saigon hay T.S.N. ở TP HCM phải chấp nhận cắt giảm nhân sự để giảm chi phí. Theo dự báo của Sở Du lịch TPHCM, tổng doanh thu trong tháng 3 và 4/2020 của hệ thốn🌺g khách sạn từ 3 đến 5 sao trên địa bàn thành phố sẽ giảm khoảng 62,5%.
Theo bà Nguyễn Thị Ánh Hoa, Phó giám đốc Sở Du lịch TP HCM, lượng khách quốc tế đến thành phố trong tháng 2/2020 ước đạt 346.650 lượt, giảm 52% so với cùng kỳ năm ngoái. Vì thế khiến tổng thu du lịch giảm gần 30% soꦇ với cùng kỳ năm 2019 và giảm 37% so với tháng 01/2020.
Đại diện của 🔴Công ty Maxbooking, trong tháng 3 có khoảng 30% lượng khách đặt phòng thông qua kênh OTA (đại lý du lịch trực tuyến) do đơn vị này quản lý, thông báo hủy phòng tập trung vào một số khách sạn, resort ở Đà Nẵng, Phan Thiết, Phú Quốc...
Trong khi đó, khách sạn 5 sao Nha Trang Horizon với 375 phòng, thời điểm tháng 1, khi chưa chịu nhiều ảnh hưởng dịch bệnh, công suất phòng đạt 80 - 90%; sang tháng 2 chỉ duy trì ở mức 10 - 15%. Dự kiến, tháng 3 công suất phòng chỉ còn khoảng 5 - 10%. Theo Tổng quản lý khách sạn, để phân tán rủi ro kinh doanh, cơ sở lưu trú này đã không ♏tập trung vào một nhóm khách mà phân đều thị trường. Tuy nhiên, dịch bệnh đã khiến mọi kế hoạch phá sản. Tất cả các nguồn khách đều giảm gần hết.
Theo ông Lê Văn Sơn, Chi hội trưởng Chi hội khách sạn (Hiệp hội Du lịch Nha Trang - Khánh Hòa), tất cả các khách sạn, công ty lữ hành, nh🅘à hàng, các doanh nghiệp trên địa bàn đều bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Đặc biệt, các khách sạn chuyên nhận khách Trung Quốc hiện tại phải đóng cửa hoặc công suất phòng còn khoảng 10 - 20%. "Thậm chí, một số khách sạn 5 ༺sao như InterContinental, Havana, Vigro, Regalia và Horizon đều phải cắt giảm nhân sự", ông Sơn nói.
Trong khi đó, Báo cáo của Sở Du lịch Hà Nội, tính đến ngày 2/3, gần 20🦩.000 lượt khách quốc tế, hơn 19.000 lượt khách nội địa đã hủy tour đến Thủ đô vì lo ngại dịch bệnh Covid-19. Từ đó kéo theo gần 56.000 đêm phòng tại các cơ sở lưu trú này bị hủy, số lượng khách đặt🅠 phòng hủy tương ứng gần 78.000 lượt.
Nhiều khách sạn, chuỗi khách sạn phải treo biển giảm giá. Thậm chí miễn phí dịch vụ, tặng ưu đãi... để hoạt động cầm chừng đợi qua dịch, nhưng tình hình chung vẫn không mấy khả quan. Một số khách sạn ở phố cổ, trước Covid-19, luôn tấp nập khách nhận, trả phòng. Nhưng từ khi có dịch, lư💝ợng khách thưa thớt, có ngày chỉ đếm trên đầu ngón tay. Nhiều khách sạn đã phải cố gắng cầm cự bằng cách giảm giá 🔜phòng đến 50 - 60%.
Chi nhánh của chuỗi khách sạn 3 sao Hanoi Emerald Waters Hotel, mỗi ngày chỉ thu được🔥 một đến ba triệu đồng, tron🌌g khi phải cân đối nhiều chi phí khác. Covid-19 khiến toàn bộ 9 khách sạn cùng hệ thống bị ngưng trệ, lượng khách sụt giảm nghiêm trọng. Bà Phạm Thị Hằng, Giám đốc chuỗi khách sạn, đã phải đóng cửa 4 địa điểm và cắt giảm khoảng 50% nhân sự.
Theo quản lý của một khách sạn trên phố Lò Sũ, trước Covid-19 khá đông khách. Các ngày trong tuần, phòng kín khoảng 70%. Trong khi đó, thời điểm này, phòng gần như bỏ t🌠rống. Dịp cuối tuần, khi chưa c♉ó dịch, lượng khách gần như quá tải nhưng nay chỉ lấp đầy khoảng 40%.
Theo phân tích của giám đốc một khách sạn 3 sao trên địa bàn Hà Nội, để đủ chi phí cho hoạt động, công suất phòng của khách sạn phải đạt 80%, còn lại 20% được xem là lợi nhuận của doanh nghiệp. Cơ sở lưu trú nào không đạt được cô🐲ng suất phòng như trên phải chấp nhận bù lỗ cho các khoản chi phí bắt buộc như điện nước, nhân sự... Nếu tình trạng công suất phòng quá thấp kéo dài, nguy cơ phải đóng cửa là không tránh khỏi.
Nguyễn Nam