ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Hà Nội, ngày 16 tháng 6 năm 2022
BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
Số 19-NQ/TW
NGHỊ QUYẾT
HỘI NGHỊ LẦN THỨ NĂM
BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHOÁ XIII
về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả
kinh tế tập thể trong giai đoạn mới
I- TÌNH HÌNH
1. Sau 20 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khoá IX về tiếp tục đổi mới, phát🍸 triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, khu vực kinh tế tập thể nước ta đã có những chuyển biến tích cực. Nhận thức về phát triển kinh tế tập thể, mà trọng tâm là hợp tác xã trong hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân được nâng lên. Chính sách, pháp luật về kinh tế tập thể được quan tâm xây dựng, hoàn thiện phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Hợp tác xã đã cơ bản hoàn thành việc chuyển đổi sang mô hình kiểu mới theo quy định của pháp luật. Số lượng hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập mới tăng ꩵđáng kể, phát triển đa dạng hơn về ngành nghề, quy mô và trình độ, hỗ trợ tốt hơn cho các thành viên, tạo việc làm và nâng cao thu nhập thường xuyên cho người lao động. Tổ hợp tác với cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, nội dung hoạt động đơn giản nhưng thiết thực, đáp ứng tốt hơn nhu cầu liên kết linh hoạt và mang tính ngắn hạn của người dân. Liên kết giữa các hợp tác xã với nhau, với doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác bước đầu phát triển. Khu vực kinh tế tập thể cơ bản đã khắc phục được tình trạng yếu kém kéo dài, góp phần xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an sinh, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, từng bước khẳng định vị trí, vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
2. Tuy nhiên, khu vực kinh tế tập thể của nước ta đến nay chưa phát triển như mục tiêu, yêu cầu Nghị quyết đề ra. Đổi mới 💙và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể còn nhiều khó khăn. Tốc độ tăng trưởng, tỉ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tập thể vào GDP còn thấp và có xu hướng giảm. Hợp tác xã phát triển không đồng đều giữa các địa phương, vùng, miền, giữa khu vꩲực nông nghiệp và phi nông nghiệp. Số lượng hợp tác xã tuy tăng, nhưng số lượng thành viên bình quân trong hợp tác xã có xu hướng giảm; không ít thành viên tham gia hoạt động của hợp tác xã còn hình thức, chưa thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ trong hợp tác xã. Năng lực nội tại của hợp tác xã còn yếu, hiệu quả hoạt động chưa cao, mô hình tổ chức lỏng lẻo, chưa phù hợp, trình độ cán bộ quản lý hợp tác xã còn hạn chế. Phần lớn hợp tác xã, tổ hợp tác có quy mô nhỏ, vốn ít, phạm vi hoạt động hẹp, năng lực cạnh tranh, lợi ích mang lại cho thành viên thấp; tính liên kết trong nội bộ hợp tác xã còn rất yếu; vấn đề nợ của hợp tác xã, tình trạng chiếm dụng vốn chưa được xử lý dứt điểm. Các hoạt động liên doanh, liên kết giữa các hợp tác xã và giữa hợp tác xã với các tổ chức kinh tế khác chưa phổ biến. Số lượng liên hiệp hợp tác xã ít; tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác thiếu ổn định; nhiều hợp tác xã chuyển đổi, tổ chức lại mang tính hình thức, chưa thực sự chuyển biến về chất.
3. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém nêu trên chủ yếu là do: Nhận thức của nhiều cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên và nhân dân về bản chất, vị trí, vai trò của kinh tế tập thể trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chưa đầy đủ, thiếu thống nhất, còn bị chi phối, ảnh hưởng bởi định kiến về mô hình hợp tác xã thời kỳ bao cấp; hoài nghi về sự thành công của kinh tế tập thể. Việc lãnh đạo, chỉ đạo của nhiều cấp uỷ đảng, chính quyền còn hình thức, chưa thực sự quan tâm, thiếu quyết liệt. Công tác hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết hiệu quả chưa cao. Việc tổng kết lý luận và thực tiễn về kinh tế tập thể, hợp tác xã chưa kịp thời; khung khổ pháp lý trong đó có Luật Hợp tác xã còn nhiều vướng mắc, bất cập, chậm được sửa đổi, bổ sung. Chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho kinh tế tập thể tuy nhiều nhưng dàn trải, phân tán, chủ yếu là lồng ghép, thiếu tập trung, chưa thống nhất, thiếu nguồn lực hoặc không khả thi. Đánh giá về hiệu quả và đóng góp của kinh tế tập thể trong nền kinh tế chưa đầy đủ dẫn đến hạ thấp vai trò, vị trí của thành phần kinh tế tập thể trong nền kinh tế quốc dân. Công tác quản lý nhà nước về kinh tế tập thể thiếu thống nhất🐭, một số nơi buông lỏng hoặc can thiệp quá sâu; thanh tra, kiểm tra việc thực thi pháp luật về kinh tế tập ꦍthể chưa thường xuyên. Bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế tập thể chưa được kiện toàn, còn nhiều bất cập, không thống nhất, thiếu chặt chẽ, phân tán, chưa hiệu quả. Đội ngũ cán bộ hợp tác xã còn yếu, chưa được đào tạo chuyên sâu. Một số hợp tác xã chưa tuân thủ nguyên tắc hoạt động theo quy định của pháp luật; thành viên hợp tác xã vẫn còn tâm lý ỷ lại, dựa dẫm hoặc trông chờ hỗ trợ của Nhà nước.
II- QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO VÀ MỤC TIÊU
1. Quan điểm chỉ đạo
- Kinh tế tập thể là thành phần kinh tế q🦂uan trọng, phải được củng cố và phát triển cùng kinh tế nhà nước trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Phát triển kinh tế tập thể là xu thế tất yếu trong bối cảnh hội nhập quốc tế, phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xuất phát từ nhu cầu thiết thực, bảo vệ lợi ích và tạo điều kiện cho thành viên sản xuất kinh doanh hiệu quả, phát triển bền vững. Phát triển kinh tế tập thể phải tôn trọng bản chất, giá trị, nguyên tắc hoạt động của kinh tế tập thể, phù hợp với điều kiện, đặc điểm kinh tế - xã hội của từng địa phương, vùng, miền và cả nước.
- Kinh tế tập thể với nhiều hình thức tổ chức kinh tế hợp tác đa dạng, phát triển từ thấp đến cao (tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợ🐈p tác xã...) trong đó hợp tác xã là nòng cốt. Tăng cường liên kết giữa các hợp tác xã, hình thành các liên hiệp hợp tác xã, không giới hạn về quy mô, lĩnh vực và địa bàn. Kinh tế tập thể lấy lợi ích kinh tế là trọng tâm, bao gồm lợi ích của thành viên, tập thể và Nhà nước, đồng thời coi trọng lợi ích chính trị, văn hoá, xã hội trên địa bàn.
- Kinh tế tập thể phát triển dựa trên sở hữu riêng của thành viên và sở hữu chung của tập thể; tổ chức hoạt động theo nguyên tắc đối nhân, không phụ thuộc vào vốn góp; phân phối theo mức độ tham gia dịch vụ, theo hiệu quả lao động và theo vốn góp. Thành viên kinh tế tập thể bao gồm ൩các thể nhân và pháp nhân, thành viên chính thức và thành viên liên kết, cùng góp vốn, góp tài sản, góp sức trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi và quản lý dân chủ. Khuyến khích việc tích luỹ và sử dụng có hiệu quả vốn, tài sản chung trong tổ chức kinh tế tập thể.
- Phát triển kinh tế tập thể cả về số lượng và chất lượng, trong đó chú trọng chất lượng, bảo đảm sự hài hoà trong tất cả các ngành, lĩnh vực, địa bàn; có chính sách ưu tiên cho các tổ chức kinh tế tập thể trong lĩnh vực nông nghiệp, gắn hoạt động sản xuất kinh doanh với chuỗi giá trị sản phẩm, ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; ưu tiên phát triển các tổ chức kinh tế tập thể gắn với phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức. Đánh giá hiệu quả kinh tế t♐ập thể toàn diện về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, hiệu quả của tổ chức và của thành viên.
- Phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của kinh tế tập thể là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị. Cấp uỷ đảng, chính quyền các cấp trực tiếp♕ lãnh đạo, chỉ đạo, coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên. Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, Liên minh hợp tác xã và các tổ chức đại diện phối hợp chặt chẽ trong việc tuyên truyền, vận động quần chúng tham gia phát triển kinh tế tập thể.
2. Mục tiêu tổng quát
Phát triển kinh tế tập thể năng động, hiệu quả, bền vững, cùng với kinh tế nhà nước trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân với nhiều mô hình hợp tác, liên kết trên cơ sở tôn trọng bản chℱất, giá trị và nguyên tắc của kinh tế tập thể, thu hút ngày càng nhiều nông dân, hộ gia đình, cá nhân và tổ chức tham gia; góp phần nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống của các thành viên, hộ gia đình, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững đất nước, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
3. Mục tiêu cụ thể
Đến năm 2030
- Cả nước có khoảng 140.000 tổ hợp tác, với 2 triệu thành viên; 45.000 hợp tác xã với 8 🗹triệu thành🐻 viên; 340 liên hiệp hợp tác xã với 1.700 hợp tác xã thành viên.
- Bảo đảm trên 60% tổ chức kinh tế tập thể đạt loại tốt, khá, trong đó có ít nhất 50% tham gia liên kết theo chuỗi giá trị. Có trên𝓡 5.000 hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; phát triển các chuỗi giá trị nông sản hàng hoá gắn với liên kết sản xuất, cung cấp dịch vụ chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; đẩy mạnh tham gia vào các chuỗi cung ứng đưa sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu trực tiếp ra nước ngoài.
Đến năm 2045
Phấn đấu thu hút tối thiểu 20% dân số tham gia các tổ chức kinh tế tập thể. Mở rộng quy mô hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, chất lượng hoạt động ngang tầm các nước trong khu vực và trên thế giới. Bảo đảm trên 90% tổ chức kinh tế tập thể hoạt động hiệu quả, trong đó có ít nhất 75% tham gia các chuỗi liên kết♑. Phấn đấu có ít nhất 3 tổ chức kinh tế tập thể nằm trong bảng xếp hạng 300 hợp tác xã lớn nhất toàn cầu do Liên minh Hợp tác xã quốc tế (ICA) công nhận. Các tổ chức kinh tế tập thể đều áp dụng công nghệ, nhất là chuyển đổi số vào hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ.
III- NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
🌱1. Nhận thức đúng, đầy đủ về bản chất, vị trí, vai trò và tầm quan trọng của kinh tế tập thể tr✤ong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
- Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cơ quan, tổ chức và nhân dân, nhận thức đúng, đầy đủ về phát triển kinh tế tập thể là yêu cầu và xu thế tất yếu trong nền kinh tế thꦇ𓆏ị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Kinh tế tập thể với nhiều hình thức tổ chức đa dạng, kết hợp sức mạnh tập thể với sức mạnh của từng thành viên, trong đó:
+ Tổ chức kinh tế tập thể, nòng cốt là hợp tác xã là hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh thuộc thành phần kinh tế tập thể, là tổ chức kinh tế của những thể nhân, pháp nhân có nhu cầu, tự nguyện lập ra và tự chịu trách nhiệm về hoạ൩t động của mình theo quy định của pháp luật. Tổ chức kinh tế tập thể hoạt động bình đẳng với các tổ chức kinh tế khác. Nhà nước không can thiệp trực tiếp, mà chỉ quản lý hoạt động của tổ chức kinh tế tập t𝔉hể thông qua pháp luật và chính sách.
+ Các tổ chức kinh tế tập thể hoạt động có mục đích kinh tế ❀- xã hội và nhân văn, không chỉ vì lợi ích kinh tế thuần tuý. Kinh tế tập thể coi trọng lợi ích của thành viên, sự hợp tác, liên kết, trợ giúp lẫn nhau, hướng đến làm giàu cho từng thành viên và tập thể. Bên cạnh mục tiêu kinh tế, các tổ chức kinh tế tập thể còn thực hiện các chính sách xã hội trên địa bàn.
+ Đánh giá hiệu quả của tổ chức kinh tế tập thể chủ yếu dựa trên số lượng, chất lượng thành viên tham gia, lợi ích tổ chức mang lại cho thành viên và cộng đồng. Đóng góp về mặt kinh tế của kinh tế tập thể trong nền kinh tế quốc dân là tỉ trọng đóng góp vào GDP, là hiệu quả sản xuất, kinh d꧅oanh, lợi nhuận của tổ chức, thu nhập của thành viên... Đóng góp về mặt xã hội của kinh tế tập thể là số lượng thành viên, số lượng việc làm, việc đóng góp vào các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, phong trào thi đua, hoạt động nhân đạo từ thiện, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường trên địa bàn.
+ Phát triển kinh tế tập thể là một trong những phương thức để khắc phục mặt trái của kinh tế thị trường, là nền tảng quan trọng để đạt mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh"; là cơ sở để "hợp tác" trở thành văn hoá, bản sắc trong nền kinh tế thị trườngꩲ định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, khơi dậyꦓ ý chí tự lực, tự cường, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; là một kênh quan trọng để thực hiện các chính sách phát triển văn hoá, xã hội bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội tại cộng đồng dân cư.
- Xây dựng nội dung và phương pháp tu💛yên truyền, giáo dục phù hợp với từng đối tượng, bảo đảm thiết thực và hiệu quả, hình thứ🐻c đa dạng, phong phú; kịp thời khen thưởng, tôn vinh và nhân rộng các tổ chức kinh tế tập thể hoạt động hiệu quả.
2. Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể
- Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy địn✱h pháp luật về kinh tế tập thể như: Quy định về các loại hình tổ chức kinh tế tập thể, tổ chức đại diện; quy định về hợp tác xã, phát triển thành viên, về nâng cao khả năng huy động vốn, tăng tích luỹ vốn và tài sản chung; quy định về phát triển doanh nghiệp trong tổ chức kinh tế tập thể. Bổ sung đầy đủ cơ sở pháp lý về kiểm toán, các quy định nhằm nâng cao tính minh bạch trong quản lý, điều hành; về nâng cao hiệu quả, chất lượng chính sách hỗ trợ của Nhà nước, quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể. Có chính sách hỗ trợ, thu hút nguồn lực, ứng dụng khoa học - công nghệ, phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, nông nghiệp hữu cơ, thích ứng biến đổi khí hậu, chu🌱yển đổi số, mở rộng thị trường cho kinh tế tập thể, bảo đảm thống nhất, đồng bộ.
- Sửa đổi, bổ sung các chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể theo hướng xác định các tổ chức kinh tế tập thể là chủ thể phù hợp để kết hợp giữa đầu tư của Nhà nước và đầu tư, quản lý của tập thể người dân (đầu tư công - quản trị cộng đồng). Nhà nước có cơ chế, chính sách đặc thù cho kinh tế tập thể. Xây dựng chương trình tổng thể về phát triển kinh tế tập thể trên phạm vi toàn quốc để thống nhất, tập trung nguồn lực, phù hợp với yêu cầu phát triဣển của kinh tế tập thể và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ với một số chính sách cụ thể như sau:
2.1. Chính sách phát triển nguồn nhân lực
- Đưa nội dung đào tạo về kinh tế tập thể vào chương trình của một số trường đại học, giảng dạy chính thức trong chương trình đào tạo lý luận cꦗhính trị, chương trình bồi dưỡng quản lý nhà nước cho cán bộ, đảng viên. Hằng năm dành chỉ tiêu cử cán bộ trẻ đi đào tạo chính quy về kinh tế tập thể tại một s💟ố quốc gia có phong trào hợp tác xã phát triển mạnh.
Chuẩn hoá các chức danh quản lý trong tổ chức kinh tế ꦐtập thể (giám đốc, kế toán, kiểm soát). Nhà nước𝔍 hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng đối với các cán bộ quản lý chưa đạt tiêu chuẩn chức danh vị trí đang đảm nhiệm.
- Khuyến khích⭕ thu hút cán bộ quản lý và khoa học về🥃 công tác tại các tổ chức kinh tế tập thể, nhà nước hỗ trợ trả lương cho cán bộ quản lý và khoa học được đào tạo tại các trường đại học có chuyên ngành phù hợp, được đại hội thành viên nhất trí nhận về công tác tại các tổ chức kinh tế tập thể.
2.2. Chính sách đất đai
Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các tổ chức kinh tế tập thể tích tụ đất đai cho sản xuất kinh doanh, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp để hình thành chuỗi sản xuất, cung cấp dịch vụ chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp quy mô lớn. Hoàn thiện lập 🍌quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các cấp, trong đó bố trí quỹ đất cho các tổ chức kinh tế tập thể thuê. Ưu đãi hợp lý về giá và thời gian cho thuê đất đối với các tổ chức kinh tế tập thể chuyển đổi và thành lập mới chưa được hỗ trợ thuê đất, bảo đảm sử dụng đất đai có hiệu quả.
2.3. Chính sách tài chính
Nghiên cứu, rà soát, hoàn thiện chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với tổ chức kinh tế tập thể. Hỗ trợ phí kiểm toán, hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp đối v🦋ới các tổ chức kinh tế tập thể.
2.4. Chính sách tín dụng
- Các tổ chức kinh tế tập thể được vay vốn như các tổ chức kinh tế khác; được hỗ trợ để phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm bền vững, nâng cao năng lực tài chính, q🅷uản trị điều hành, các tiêu chuẩn, điều kiện cấp tíꦜn dụng, tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng đối với các dự án sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
- Nâng cao và phát huy vai trò của Quỹ hỗ trợ🤪 phát triển hợp tác xã trong việc hỗ trợ các tổ chức kinh tế tập thể vay vốn với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư và bảo lãnh tín dụng đầu tư, bảo đảm công khai, minh bạch, không để thất thoát. Hướng dẫn thực hiện hoạt động tín dụng nội bộ tại các tổ chức kiﷺnh tế tập thể có đủ điều kiện.
2.5. Chính sách khoa học - công nghệ
- Nhà nước hỗ trợ kinh phí cho việc cung cấp dịch vụ tư vấn🦂 về quản lý và khoa học - công nghệ cho các tổ chức kinh tế tập thể trên cơ sở 💎nhu cầu và theo hợp đồng được ký kết với cơ sở cung cấp dịch vụ tư vấn.
- Hỗ trợ các tổ chức kinh tế tập thể đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số. Hướng dẫn các tổ chức kinh tế tập thể có dự án ứng dụng, nâng cao trình độ khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo được vay vốn trung và dài hạn từ Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc🦩 gia và của các bộ, ngành, địa phương.
2.6. Chính sách hỗ trợ về thông tin kinh tế, kỹ năng tiếp thị và nghiên cứu thị trường
Hỗ trợ các tổ chức kinh tế tập thể tiếp cận, nghiên 👍cứu, khảo sát thị trường; xây dựng, đăng ký thương hiệu; đăng ký sản phẩm thương mại; tham gia hội chợ, triển lãm ở ꩲtrong và ngoài nước.
2.7. Chính sách đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng
- Tổ chức kinh tế tập thể được hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích chung của cộng đồng thành viên hoặc là nơi tiếp nhận/triển khai các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng của Nhà nước vì mục tiêu phát triển cộng đồng. Xây dựng kết cấu hạ tầng xúc tiến thương mại, đầu tư; xây dựng và ứng dụng thương mại điện tử, sàn giao dịch. Tổ chức kinh tế tập thể có trách nhiệm tự trang trải chi phí vận h🧸ành, bảo dưỡng các công trình được Nhà nước bàn giao, giúp cộng đồng quản lý và khai thác hiệu quả các công trình được xây dựng trên cơ sở nguồn vốn đầu tư của Nhà nước, kết hợp với sự đóng góp của các thành viên.
- Hỗ trợ của Nhà nước 🐼là tài sản chung không chia khi thành viên ra khỏi tổ chức kinh tế tập thể hoặc tổ chức kinh tế tập thể giải thể, phá sản.
2.8. Chính sách bảo hiểm xã hội
Thực hiện bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động và thành viên của các tổ chức kinh tế tập thể làm việc theo hợp đồng, hưởng tiền lươ💃ng, tiền công theo quy định của pháp luật; các thành viên khác không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì tạo điều kiện để tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
3. Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể
- Có chính sách phù hợp để tập trung giải quyết dứt điểm các vấn đề tồn đọng của kinh tế tập thể gồm: Nợ tồn đọng kéo dài trong hợp tác xã (nợ nhà nước, 🎃nợ ngân hàng, nợ các tổ chức kinh tế khác, nợ thành viên, thành viên nợ hợp tác xã...); các quan hệ về tài sản của hợp tác xã, đặc biệt là những tài sản liên quan đến đất đai. Rà soát, sắp xếp lại các hợp tác xã hoạt động không hiệu quả; xử lý dứt điểm các hợp tác xã ngừng hoạt động, chờ giải thể và các hဣợp tác xã chưa chuyển đổi, tổ chức lại theo quy định của pháp luật; cơ cấu lại các hợp tác xã tín dụng, nhất là xử lý một số hợp tác xã tín dụng yếu kém.
- Phát huy tinh thần dân chủ, tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm của thành viên trong các tổ chức kinh tế tập thể; kết hợp đ♔ộng lực kinh tế với động lực tinh thần, khơi dậy phong trào quần chúng nhân dân tham gia phát triển kinh tế tập thể. Khuyến khích mở rộng thành viên, đa dạng hoá các loại thành viên trong tổ chức kinh tế tập thể (thành viên chính thức và thành viên liên kết) tuỳ theo nhu cầu, khả năng đóng góp và mức độ tham gia. Thành viên tham gia tổ chức kinh tế tập thể là chủ thể kinh tế tự chủ, được hưởng đầy đủ quyền lợi và chịu trách nhiệm đối với phần đóng góp của mình theo quy định của pháp luật và điều lệ của tổ chức. Một thể nhân, pháp nhân có thể là thành viên của nhiều tổ chức kinh tế tập thể (nếu điều lệ tổ chức không quy định khác) và có quyền rút khỏi💝 tổ chức kinh tế tập thể.
- Khuyến khích việc tăng vốn góp và vốn huy động từ thành viên để tăng nguồn vốn hoạt động, tăng vốn đầu tư phát triển, tăng tài sản và quỹ không chia của tổ chức kinh tế tập🌌 thể; thực hiện hoạt động tín dụng nội bộ, thành lập doanh nghiệp tại những tổ chức kinh tế tập thể có đủ điều kiện; nghiên cứu uỷ thác một số dịch vụ công cho các tổ chức kinh tế tập thể; khuyến khích liên kết ♉kinh tế giữa các tổ chức kinh tế tập thể hoạt động trong cùng ngành, lĩnh vực; nghiên cứu, xây dựng thí điểm một số liên đoàn hợp tác xã hoạt động chuyên môn hoá cao trong một số ngành, lĩnh vực.
- Tăng cường liên kết giữa tổ chức kinh tế tập thể với các tổ chức thuộc thành phần kinh tế khác, đặc biệt là liên kết với doanh nghiệp nhà nước. Doanh nghiệp nhà nước ưu tiên hỗ trợ liên kết, tiêu thụ, sử dụng sản phẩm, dịch vụ, tạo điều kiện cho các tổ chức kinh tế tập thể hoạt động có hiệu q🍌uả; sớm khắc phục tình trạng thiếu liên kết giữa kinh tế nhà nước với kinh tế tập thể.
4. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể
- Tăng cường quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể trong phạm vi cả nước; Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về kinh tế tập thể. Xây dựng bộ máy quản lý nhà nước về k🐠inh tế tập thể tập trung, thống nhất, xuyên suốt trong chỉ đạo điều hành từ Trung ương đến địa phương.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý có chuyên môn, nghiệp vụ, được đào tạo chuyên sâu về kinh tế tập♐ thể, có tư tưởng chí💃nh trị vững vàng, có năng lực xây dựng và tổ chức thực hiện hiệu quả pháp luật, cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch để kinh tế tập thể phát triển lành mạnh, đúng định hướng.
- Tăng cường minh bạch trong quản lý nhà nước về kinh tế tập thể, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số tron൲g quản lý, từng bước xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về kinh tế tập thể, liên thông với hệ thống đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế.
- 🌜Tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, trách nhiệm giải trình của các cơ quan, tổ chức đối với việc chấp hà🌳nh chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế tập thể, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm hành vi vi phạm.
- Chính phủ kiện toàn và nâng cao vai trò của Ban Chỉ đạo quốc gia về kinh tế tập thể, tạo sự thống nhất, đồng bộ, xuyên suốt, toàn diện trong lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp, điều hành, tổ chức🥀 thực hiện hiệu quả Nghị quyết và pháp luật về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã.
- Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong việc xây dựng và triển khai các hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế về phát triển kinh tế tập thể; chủ động, tích cực mở rộng quan hệ với các tổ chức, cơ quan hữu quan của các nước, các♋ tổ chức quốc tế và phi chính phủ nước ngoài nhằm học tập kinh nghiệm, tranh thủ các hỗ trợ tài chính, kỹ thuật dành cho kinh tế tập thể trên nguyên tắc bảo đảm quốc phòng, an ninh.
- Khẩn trương sửa đổi Luật Hợp tác xã năm 2012 và các quy định pháp luật liên quan đến kinh tế tập thể, hợp tác xã. Trong khi chờ sửa đổi, bổ sung các quy định pháp ﷽luật về kinh tế tập thể, tiến hành triển khai thí điểm những nội dung của Nghị quyết khác với quy định hiện hành.
5. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp và Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đối với phát triển kinh tế tập thể
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp tuyên truyền, vận động để hội viên, đoàn viên và nhân dân nắm chắc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về kinh tế tập thể; phối hợp tổ chức vận động, phát triển các loại hình kinh tế tập ♉thể.
- Đối với các t🦂ổ chức kinh tế tập thể có số lượng thành viên lớn, có các tổ chức đoàn thể đang hoạt động, c🦂ần quan tâm xây dựng và phát huy vai trò các đoàn thể cùng hội đồng quản trị, ban giám đốc, xây dựng tổ chức kinh tế tập thể phát triển vững mạnh.
- Củng cố, tăng cường hoạt động của hệ thống Liên minh hợp tác xã và các tổ chức đại diện. Liên minh hợp tác xã là tổ chức đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức kinh tế tập thể, giữ vai trò nòng cốt và thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể, làm cầu nối giữa Đảng và Nhà nước với thành phần kinh tế tập thể, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Phát huy vai trò hướng dẫn, chia sẻ thông tin, vận động thực hiện các chính sách đối với kinh tế tập thể; nghiên cứu giao Liên minh hợp tác xã thực hiện một số nội dung dịch vụ công phù hợp với quy địnhᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ của pháp luật và chức năng, nhiệm vụ của Liên minh.
IV- TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Bộ Chính trị ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết; lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ, kịp thời, hiệu quả Nghị quyết; tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, hành động của♕ cả hệ thống chính trị về phát triển kinh tế tập thể.
2. Các tỉnh uỷ, thành uỷ, các ban đảng, ๊ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng uỷ trực thuộc Trung ương tổ chức học tập, quán triệt, xây dựng chương trình hành động, kế hoạch tổ chức thực hiện Nghị quyết.
3. Đảng đoàn Quốc hội phối hợp với Ban cán sự đảng Chính phủ nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Hợp tác xã năm 2012 phù hợp với tình hình và điều kiện phát triển mới; bố trí thích đáng ngân sách nhà nước trung 💞hạn và hằng năm hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, tạo điều kiện thuận lợi cho phân bổ và tập trung nguồn lực cho phát triển kinh tế tập thể; tꦅổ chức giám sát, kiểm tra, đánh giá triển khai thực hiện pháp luật về kinh tế tập thể.
4. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội xây dựng chương trình, kế hoạch tuyên truyền, vận động và lựa chọn những nội dung thiết thực để khuyến khích, động viên nhân dân tích cực tham gia phát triển kinh tế tập thể; tăng cường hoạt động giám sát việc thực thi pháp luật v🧸ề kinh tế tập thể và các chính sách hỗ trợ, phát triển kinh tế tập thể.
5. Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban cán sự đảng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tổ chức học tập, quán triệt, tuyên truyền, phổ biến rộng rãi về nội dung và kết quả thực hiện Nghị quyết; phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương tổng kết, nghiên cứu, hoàn thiện lý luận về kinh tế tập thể trong điều kiện mới; chỉ đạo các học viện, trường đại học, cao đẳng, trường chính trị có ch🌟ương trình giảng dạy v🅘ề kinh tế tập thể; chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường tuyên truyền về kinh tế tập thể, hợp tác xã.
6. Ban Kinh tế Trung ương chủ ๊trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thường xuyên theo dõi, đôn đốc, giám sát, kiểm tra việc triển khai thực hiện Nghị quyết; định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí th⛦ư.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.