Sau trận hoà 2-2 ở lượt đi trên sân Mỹ Đình tối 13/1, Việt Nam sẽ đăng quang nếuꦆ thắng ♛với bất cứ tỷ số nào tại lượt về. Dù vậy, Thái Lan có lợi thế sân nhà ở trận tới tại Thammasat, và họ sẽ bảo vệ chức vô địch nếu thắng Việt Nam.
Nếu hai đội hoà 0-0 hoặc 1-1 ở lượt về ngày 16/1, Thái Lan sẽ vô địch theo luật bàn sân khách. Khi đó, tổng tỷ số hoà nhưng 𒈔Thái Lan đã ghi hai bàn trên sân Mỹ Đình, troꦐng khi Việt Nam không làm được điều tương tự tại Thammasat. Còn nếu hai đội hoà với sáu bàn trở lên, Việt Nam sẽ truất ngôi chủ nhà.
Nếu tỷ số lượt về là 2-2, hai đội sẽ đá thêm hiệp phụ. Luật bàn sân khách không tính trong hiệp phụ, vì thế nếu hiệp phụ cũng hoà với tỷ số nào, hai đội phải đá luân lưu. Lịch sử AFF Cup mới có một chung kết phải đá luân lưu, khi trận diễn ra chỉ một lượt năm 2002, 🐻với thắng lợi cho Thái Lan trước Indonesiaꩲ.
Kể từ khi chung 🐲kết diễn ra hai lượt năm 2004, tỷ số 2-2 mới xuất hiện một lần ở lượt đi, năm 2018. Khi đó, Việt Nam hoà 2-2 trên sân Malaysia, rồi thắng 1-0 ở lượt về để lần thứ hai vô địch. Điểm khác là lần này Việt Nam hoà ở sân nhà tại lượt đi.
Lịch sử mới có một trường hợp đội vô địch thua ở lượt đi, là Thái Lan nă🅠m 2016. Khi đó, thầy trò Kiatisuk Senamuang thua 1-2 trên sân của Indonesia, nhưng thắng 2-0 trong trận lượt về tại Bangkok.
Việt Nam mới thắng Thái Lan ba💯 trận trong lịch sử cấp ĐTQG, nhưng có hai trận diễn ra trên sân đối thủ này. Đầu tiên là chung kết lượt đi 2008, khi Nguyễn Vũ Phongᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ và Lê Công Vinh lần lượt ghi bàn giúp đội khách thắng 2-1. Tại King Cup 2019, Nguyễn Anh Đức cũng ghi bàn duy nhất ở phút bù giúp Việt Nam hạ Thái Lan 1-0.
Hoàng An