Ông đến Bệnh viện ĐH Y Dượꦉc TP HCM khám, bác sĩ chẩn đoán bị viêm da tiếp xúc dị ứng, nghi ngờ do thuốc nhuộm phủ bạc tóc. Bác sĩ kê thuốc kháng dị ứng, kháng viêm uống, kết hợp sản phẩm bôi để da đầu khô, lành và hết ngứa rát, tróc vảy.
Tương tự, chị Ngân, 32 tuổi, sau một ngày nhuộm ở tiệm làm tóc, da đầu đau, nóng rát và châm chích. Bác sĩ ghi nhận các mảng đỏ da, có vài chỗ phù nề, xuất hiện mụn nước, chẩn đoán viêm da tiếp xúc kích ứng nghi do thuốc nhuộm tóc. Sau một tuần điều trị bằng thuốc kháng sinh, kháng viêm, kháng dị ứng, da bệnh nh✨ân giảm đỏ, bớt ngứa rát.
ThS.BS Nguyễn Phương Thảo, khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da, Bệnh viện ĐH Y Dược TP HCM, cho biết trung bình khoa tiếp nhận khoảng 3-5 bệnh nhâ🗹n một tuần liên quan đến các vấn đề dị ứng, kích ứng sau nhuộm tóc.
Theo bác sĩᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ Thảo, tùy thời gian màu nhuộm còn trên tóc, 🐲nồng độ hydro peroxyde có trong thành phần thuốc nhuộm được chia làm ba loại gồm vĩnh viễn, bán vĩnh viễn và tạm thời. "Mức độ bền màu của thuốc nhuộm tỷ lệ thuận với mức độ tổn hại tóc", bác sĩ Thảo nói.
Thành phần chính của thuốc nhuộm tóc là amoniac và peroxide. Amoniac làm giãn nở lớp biểu bì của tóc giúp các hoạt chất trong thuốc nhuộm thấm sâu vào trong lõi tóc, còn peroxide có tác dụng tẩy màu tóc. Ngoài ra, thuốc nhuộm còn chứa các chất tạo m൩àu gồm p-phenylenedamine (PPD), p-aminophenol, 1-naphtol. Ngoài ra còn có dung môi như nước, propylene glycol, ethanol; chất tạo bọt, làm dày tóc như sodium lauryl sulfate, cocoamide MEA; chất đệm...
Các nghiên cứu ghi nhận hơn 2/3 các loại thuốc nhuộm tóc chứa PPD, một a൲min thơm, trọng lượng phân tử thấp. Chất này khả năng thấm nhập cao vào nang và thân tóc,🌞 dễ gắn kết với protein và polymer hóa nên nguy cơ gây dị ứng cao.
Bác sಌĩ Thảo cho biết các hoạt chất trong thuốc nhuộm khiến tóc dễ hư tổn, mất đi độ bóng mượt, khô xơ, gãy rụng. Ngoài ra,🌞 nhuộm tóc có thể gây kích ứng khiến da đầu hoặc các vùng lân cận đỏ, ngứa, nổi mụn nước, bóng nước, bong vảy. Triệu chứng dị ứng hoặc kích ứng có thể xuất hiện ngay hoặc trong vòng 48 giờ sau nhuộm tóc.
Ngꦅười có cơ địa dị ứng như chàm, hen suyễn, viêm mũi dị ứng, tiếp xúc trực tiếp hoặc hít phải các hoạt chất này có thể kích hoạt phản ứng dị ứng toàn thân. Biểu hiện qua triệu chứng sưng nề mi mắt, môi; ngứa, phát ban toàn thân; nặng hơn là khó thở, mệt mỏi, buồn nôn hoặc đau bụng. Thợ làm tóc thường xuyên tiếp xúc thuốc nhuộm còn có thể bị chàm bàn tay.
Theo BS.CK2 Lê Vi Anh, khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da, ngoài gây hại cho tóc, bị dị ứng, kích ứng da, người thường xuyên tiếp xúc loại thuốc nhuộm kém chất lượng có thể bị đau khớp, nhất là các khớp nhỏ như khớp bàn tay, khuỷu, gối, cổ chân... Nguy cơ cao mắc các bệnh ung tꦇhư bàng quan, ung thư hệ tạo máu, u não, u màng não, thần kinh thính giác... khi sử dụng các loại thuốc nhuộm kém chất lượng.
Để nhuộm tóc an toàn, bác sĩ Vi Anh khuyến cáo chọn thuốc nhuộm từ thương hiệu uy tín, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Nên chọn nhuộm daoꦕ động 3 tone so với màu tự nhiên của tóc. "Thông thường nhuộm tóc màu tối sẽ tốt hơn nhuộm màu sáng và làm sáng tóc nhiều hơn 3 tone đòi hỏi lượng peroxide cao hơn, khiến tóc hဣư tổn nhiều hơn", bác sĩ Vi Anh giải thích.
Bác sĩ gợi ý s💖ử dụng miếng dán để tìm phản ứng dị ứng trước khi thoa thuốc nhuộm lên tóc. Nếu bị phát ban h♔oặc tấy đỏ, sưng tấy, nóng rát, ngứa, có thể bạn đang bị dị ứng với thuốc nhuộm. Cách tốt nhất là không nhuộm và tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu.
Bác sĩ Vi Anh lưu ý không nên trộn các sản phẩm nhuộm khác nhau vì có thể làm tổn thương tóc và da đầu. Khi nhuộm, bắt buộc phải dùng ✨găng tay. Đặt giờ hẹn để biết khi nào nên rửa sạch dung dịch nhuộm. Luôn làm theo hướng dẫn sử dụng. Khi bôi thuốc nhuộm lên da đầu, nếu cảm thấy ngứa và rát quá mức, hãy rửa sạch ngay và đến gặp bác sĩ da liễu để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Sau khi nhuộm tóc, nên gội sạch da đầu với nước. "Cần bảo vệ tóc và da đầu khỏi ánh nắng, tốt nhất là đội nón rộng vành khi ra ngoài trời để tránh tóc bị yếu, khô, pꦐhai màu và dễ gãy sau khi nhuộm, tẩy", bác sĩ Vi Anh khuyế๊n cáo thêm.
Mỹ Ý
*Tên nhân vật được thay đổi