Vở ෴dài một tiế⛄ng 20 phút, thuộc thể loại kịch độc thoại do đạo diễn người Pháp gốc Việt Marine Bachelot Nguyễn thực hiện.
Tác phẩm bắt đầu với bối cảnh phiên tòa năm 2021 tại Evry, Pháp, khi bà Trần Tố Nga tố cáo 14 công ty hóa chất Mỹ cung cấp chất độc trong chiến tranh Việt Nam giai đoạn 1961-1971, gây hủy hoại sinh vật, đất đai, di truyền bệnh qua các thế hệ người dân. Bà bắt đầu kiện từ tháng 5/2009, sau quãng thời gian dài, tháng 8 năm nay, Tòa phúc thẩm Paris ra phán quyết bác đơn của bà. Dù vậy, bà khẳnꦺg định chiến đấu tới hơi thở cuối cùng.
Song song phiên tòa, kịch quay ngược về các mốc thời gian khi Trần Tố Nga còn nhỏ đến lúc hòa mình vào cuộc chiến của dân tộc. Sớm chứng kiến ba mẹ làm cách mạng, lớn lên, bà tham gia chiến đấu và trở thành phóng viên Thông tấn xã Giải phóng. Không chỉ tái hiện cuộc đời bà Trần Tố Nga, vở diễn còn tôn vinh nét kiên cường, mạnh mẽ của con người Việt Nam trong thời chiến, qua hình ảnh người mẹ dặn con phải cứng cỏi trước lú𓃲c bà đi làm nhiệm vụ, hay người lính bị thương nhưng 💃không một lời than vãn.
Tác phẩm chỉ có một diễn viên là Angélica-Kiyomi Tisseyre Sékiné. Cô hóa thân thành các phiên bản của Tố Nga trong từng giai đoạn cuộc đời. Bằng ngôn ngữ hình thể, biểu cảm gương mặt linh hoạt, Angélica-Kiyomi Tisseyre Sékiné để lại nhiều cảm xúc cho người xem. Diễn viên thể hiện rõ nét những tâm trạng của bà Tố Nga từ căm phẫn chiến tranh, quyết tâm giành độc lập đến đau đớn vì con gái đầu lòng qua đời khi 17 tháng tuổ🤡i do nhiễm chất độc da cam.
Trong một cảnh, diễn viên ngân nga những câu hát của ca khúc Bước chân trên dải Trường Sơn (Vũ Trọng Hối): "Ta vượt trên triền núi cao Trường Sơn/ Đá mòn mà đôi gót không mòn/ Ta đi nhằm phương Nam/ Gió ngàn đưa chân ta về quê hương/ Quân về trong gi🔜ó đang dâng triều lên/ Má🥃u thấm đường ta đi lẫn mồ hôi rơi tình quê tha thiết/ Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình".
Sân khấu được dàn dựng đơn giản, chỉ có chiếc bục đen, ở dưới là đạo cụ khóm cây, gò đất, tạo b⛄ối cảnh trong rừng. Những hũ nến được sử dụng ở các phân đoạn Trần Tố Nga tưởng niệm đồng đội hy sinh hay lúc tìm được mộ của mẹ. Phía sau là một màn hình nhỏ chiếu những thước phim về thời chiến, chia sẻ của bà Trần Tố Nga, đan xen lời thoại của diễn viên trong vở kịch.
Tác phẩm không có nhiều âm thanh, chủ yếu là tiếng máy bay, bomꦓ nổ. Hàng trăm người xem trong khán phòng tại trường Alexandre Yersin yên lặng dõi theo từng phân cảnh. Ở đoạn nữ chiến sĩ Trần Tố Nga nhận tin con gái đầu qua đời, một số khán giả liên tục lau nước mắt. Trong các cảnh cuối, hình ảnh bà Tố Nga kiên định theo đuổi cuộc chiến vì những nạn nhân chất độc da cam khiến người xem xúc động, vỗ tay hưởng ứng.
Khán giả Hồng Thêu, 39 tuổi, đưa con trai Hiếu Minh, 11 tuổi, đi xem vở diễn. Chị cho biết mới cùng con trở về Việt Nam sau tám năm sống tại Pháp. Ở nước bạn, Hồng Thêu có theo dõi vụ kiện của bà Trần Tố Nga nhưng khi xem tác phẩm Những thân thể nhiễm độc, khán giả được biết góc mới về cuộc đời bà, hiểu tại sao bà kiên quyết, dũng cảm theo đuổi vụ ki🃏ện như vậy.
''Dù✅ bối cảnh đơn giản, tôi được 'chạm' bởi các chi tiết rất đời trong chiến tranh, như cảnh bà Tố Nga một mình ra Hà Nội sơ tán, khoảnh khắc bà đoàn tụ mẹ hay lúc nhận thư báo con gái qua đời. Tôi mong vở kịch có thể được công diễn✃ nhiều hơn", khán giả nói.
Theo đạo diễn Marine Bachelot Nguyễn, bà muốn tạo ra ''một màn độc thoại truyền cảm và độc đáo, t🌠ái hiện xuyên suốt các thời kỳ, tạo ra cầu nối và những điều bất ngờ''. Đạo diễn nói: ''Điều khiến tôi quan tâm không phải là bộ phim tiểu sử được thần thánh hóa, mà là cách cơ thể và tâm hồn của người phụ nữ này kể câu꧟ chuyện cho khán giả''.
Tại sự kiện, thiếu tướng Nguyễn Hồng Sơn cho biết nhiều lần rơi nước mắt trước diễn xuất của diễn viên người Pháp mang hai dòng máu Nhật và Việt - Angélica-Kiyomi Tisseyre Sékiné. Ông giới thiệu bài Cho con tới Brooklyn - ca khúc nói về nỗi đau chất độc da cam mà bản thân viết cách đây 20 năm, hy vọng có thể hỗ trợ cho vở 🦂diễn trong tương lai.
Sự kiện do Viện Pháp tại Việt Nam phối hợp đoàn kịch Lumière d’août thực hiện. Kị🥀ch đã được diễn tại sân khấu IDECAF, TP HCM hôm 5/11 và Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh, Đà Nẵng ngày 9/11.
Bà Trần Tố Nga, 82 tuổi, sinh ở Sóc Trăng, nguyên là phóng viên Thông tấn xã Giải phóng. Sau 1975, bà từng là hiệu trưởng trường Lê Thị Hồng Gấm, hiệu trưởng trường Marie Curie, rồi hiệu trưởng trường Sư phạm - Kỹ thuật TP HCM. Sau khi về hưu, bà tham gia nhiều hoạt động từ thiệ🦩n, giúp đỡ các trẻ em có hoàꩲn cảnh khó khăn, được Nhà nước Pháp tặng Huân chương Bắc Đẩu Bội tinh.
Tháng 5/2009, bà ra làm nhân chứng tại Tòa án Lương tâm quốc tế ở Paris (Pháp) trong vụ kiện hàng🌌 chục công ty hóa chất Mỹ cung cấp chất độc hóa học cho quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam. Từ đó, bà đứng đơn kiện các công ty hóa chất Mỹ đã làm bà, con cháu cùng hàng triệu người Việt Nam bị🍸 nhiễm chất dioxin.
Phương Linh