Sân khấu của Quốc Thảo mừng mùa Vu Lan với tác phẩm kịch nói về tình cha mẹ do anh cùng nghệ sĩ Minh Ngọc biên kị🍃ch. Thập niên 1990, vở từng được diễn tại sân khấu Idecaf với các nghệ sĩ Hữu Châu, Thanh Thủy, Minh Hoàng... Khi tái dựng, Quốc Thảo giữ lại hầu hết tình tiết trong bản gốc, với ba diễn viên chính gồm anh, nghệ 🐈sĩ Lê Giang và Đại Nghĩa.
Tác phẩm kể về hoàn cảnh của ba nhân vật - ông Ba (Quốc Thảo), ông Chín (Đại Nghĩa), bà Tám "bánh phồng" (Lê Giang). Họ là những người già bỏ ruộng vườn, nhà cửa ở làng quê để lên thành phố sống cùng con cháu. Tuy vậy, họ bị chính con ruột, dâu rể xem như những người làm c♛ông trong nhà. Bên cạnh sự ghẻ lạnh của con cái, họ đối diện những khó khăn về khác biệt vùng miền. Ba người già sống giữa thành phố, chưa có dịp gặp nhau, chỉ liên lạc, thăm hỏi 😼qua lại bằng điện thoại. Một ngày, chán ngán cảnh bị con cái đối xử tệ bạc, họ quyết định "đình công", rủ nhau họp mặt để ôn lại kỷ niệm thời thơ ấu.
Quốc Thảo tiếp tục phát huy sở trường diễn bi với vai ông Ba - một người cha hết lòng vì con cháu. Suốt ngày, ông quanh quẩn trong xó bếp để lo cho các con bữa cơm, đến chiều lại đi đón cháu. Anh khắc họa thành công nhân vật từ khuôn mặt khắc khổ, dáng đi run run. Có lúc, anh lấy tiếng cười của khán giả khi d🍎iễn tả nỗi sợ con dâu trách vì xách nhầm túi đồ hiệu của cô. Lúc khác, người xem bùi ngùi khi thấy ông Ba ăn cơm một mình vì con cháu quá bận rộn.
Càng về cuối vở, Quốc Thảo càng đi sâu vào diễn biến tâm lý phức tạp của nhân vật. Ông Ba một mặt muốn về quê vì không quen nếp sống hiện đại, mặt khác không nỡ bỏ con cháu giữa lúc chúng khó khăn. Ông giận con dâu khi cô đổ lỗi vì ông mà vợ chồng cô làm ăn lụn bại, lại vừa cắn răng khuyên các con sống hòa thuận. Cuối vở, ông Ba trao lại giấy tờ nhà cửa của ông để các con cầm cố trả nợ. Sau cú điện thoại báo tin cho người bạn sẽ về quê sống những năm tháng cuối đời, ông Ba b🌺ất ngờ qua đời vì bệnh tim. Ở đoạn này, nhiều khán giả bật khóc vì diễn xuất của Quốc Thảo.
Cây hài Lê Giang có vai bi hiếm hoi với nhân vật bà Tám. Ở chung với con rể vì con gái đi làm xa xứ, bà Tám suốt ngày quanh quẩn trong nhà🌱, bầu bạn với chiếc điện thoại. Sợ con rể keo kiệt, xét nét từng đồng cắc, đôi khi bà chỉ dám trò chuyện điện thoại bằng cách tưởng tượng. Trong mẩu đối thoại giả tưởng với con gái, bà kể ch🧔uyện đi cầm chiếc vòng tay con từng tặng bà vì thiếu tiền chợ, rồi dặn con ráng mặc giữ ấm nơi xứ người. Giọng thoại nghẹn ngào của Lê Giang khiến nhiều khán giả sụt sùi vì cảm thương hoàn cảnh nhân vật.
So với hai nhân vật còn lại, vai của Đại Nghĩa có nhiều "đất" để diễn hài - sở trường của anh. Nhân vật ông Chín lấy tiếng cười khi luôn chăm sóc cô con gái - một diễn vඣiê💖n tuồng cổ - như một đầy tớ. Ông lo cho con từ chuyện trang phục đến dắt chó cưng của cô đi dạo. Ông cũng là người giúp con gái vực dậy khi cô sa vào cám dỗ của hào quang mà quên chuyện trau dồi giọng hát, diễn xuất.
Ở sân khấu quy mô nhỏ (khoảng 100 ghế), các diễn viên đọc thoại không cần mic - tương tự như ở nhà hát kịch 5B. Vở diễn sử dụng ít đạo cụ, phông nền nhưng vẫn giúp người xem dễ hình dung mỗi lần chuyển cảnh, từ nhà ở, công viên đến nhà ga. Ca khúc Nắng chiều - nhạc 𝔉sĩ Sơn Hạ sáng tác - vang lên ở cuối vở, khơi gợi cảm xúc. Khán giả Lê Thị Bình (quận Bình Thạnh) kể nhân dịp Vu Lan, chị dẫn con gái nhỏ đi xem vì chị vốn thích bản dựng cũ ở Idecaf. "Về cuối vở, nước mắt hai mẹ con thi nhau rơi. Tôi tâm đắc với lối diễn bi của Quốc Thảo và ngạc nhiên khi Lê Giang thành công dù bỏ sở trường diễn hài", chị nói.
Ngoài tác phẩm Nắng chiều, Quốc Thảo còn ra mắt MV Mẹ tôi (sáng tác: Trần Tiến), với🥀 sự góp giọng của các nghệ sĩ, học viên của sân khấu. Hiện ngoài làm đạo diễn game show, anh duy trì lịch dạy học cho các diễn viên trẻ với sự hỗ trợ của NSƯT Việ🌟t Anh, Việt Hương...
Mai Nhật