GWS Auctions, một công ty chuyên bán đấu giá đồ trang sức, ôtô và các vật ꦉphẩm hoàng gia cổ tại Agoura Hills, California (Mỹ) vừa rao bán một thanh kiếm mà họ cho là của vua Thành Thái ( thuộc Nhà Nguyễn ở Việt Nam). Thanh kiếm dài 32 inch (81cm), nơi rộng nhất 4 inch (10 cm) và bề rộng lưỡi kiếm là 1,5 inch (3,8 cm).
"Thanh kiếm đại diện cho một quốc gia thịnh 🅺vượng, hòa bình và hạnh phúc và được trang trí bằng đá quý bên trong, các chi tiết đư♍ợc khắc và tay cầm hình hoa sen", nhà đấu giá miêu tả. Trên tay cầm của kiếm còn khắc nhiều dòng chữ "Vương quyền Thành Thái" và một số thông tin khác.
Thanh kiếm ღđược đăng bán với giá khởi điểm 5.000 USD, với mỗi bước giá tăng tối thiểu là 2.500 USD. Vật phẩm đã thu hút hơn 2.0💃00 lần tham quan trực tuyến. Tuy nhiên, trong buổi đấu giá trực tuyến kết thúc vào 10 giờ sáng (giờ Mỹ) ngày 17/7, vẫn không có người nào đặt mua thành công.
Về nguồn gốc thanh kiếm, GWS Auctions ﷽cho biết là thuộc về một gia đình con cháu hoàng tộc nhà Nguyễn hiện đang sinh sống tại Mỹ và "mong muốn được giữ kín danh tính vì vẫn có người thân sống ở Việt Nam". Tuy nhiên, do không cung cấp thêm các bằng chứng khác trong mô tả thông tin nên thanh kiếm cũng để lại một số ngờ vực. Đặc biệt là khi nhà đấu giá này đã thông tin quá đà với nội dung: "Vật gia t🅺ruyền quý giá này đã tồn tại qua nhiều cuộc chiến tranh, nhiều triều đại và tồn tại hơn 1000 năm".
Cùng với thanh kiếm, GWS Auctions đêm qua cũng bán đấu giá một số vật phẩm cũng được tuyên bố từng được sở hữu bởi hoàng tộc Nhà Nguyễn như tượng Phật Bà Quan Âm bằng sứ tráng men ngọc b💦ích và lư trầm phượng ấn của Thái hậu Từ Cung được 🍬mua thành công với giá lần lượt 1.500 USD và 2.100 USD.
Theo Bảo tàng lịch sử quốc gia Việt Nam, vua Thàn♐h Thái (14/3/1879) tên húy là Nguyễn Phúc Bửu Lân, là con th♐ứ 7 của vua Dục Đức. Ông là hoàng đế thứ 10 của nhà Nguyễn, một người yêu nước thương dân, có tư tưởng canh tân nhưng cuộc đời gặp nhiều uẩn ức.
Ông lên ngôi lúc 10 tuổi (năm 1889) tại điện Thái Hòa mà không có "ngọc tỷ truyền quốc" và cũng chẳng có "di chiếu". Năm 1907 chính quyền thực dân phát hiện ông có♐ tư tưởng chống Pháp, nên ép phải thoái vị và áp giải vào Sài Gòn rồi bị quản thúc tại Cap Saint Jacques (Vũng Tàu).
Năm 1916, ông bị đày sang đảo Reunion (châu Phi) cùng với người con trai cũng bị Pháp phế truất đó là vua Duy Tân. Trong những năm lưu đày, vị cựu hoàng phải sống cuộc đời khá vất vả thanh đạm. Sau năm 1945, nhờ sự vận động của một số tổ chức, ông được trở về Việt Nam và sống cùng gia đ🤡ình tại Vũng Tàu. Ngày 20/3/1954, ông mất tại Sài Gòn, thọ 75 tuổi.
Phiên An