Nhiều người nửa đùꩵa nửa thật rằng hôn nhân là hai người xa lạ cảm mến, y༒êu thương nhau rồi "góp gạo thổi cơm chung". Nhưng chỉ quanh chuyện góp thế nào, dùng bao nhiêu gạo, ai là người thổi cơm cũng khiến bao gia đình lục đục, chao đảo.
Tuần vừa qua, có hai tâm sự về vấn đề tài chính gia đình nhận được nhiều quan tâm từ phía độc giả. Trường hợp đầu tiên, người chồng không chịu đi làm, để gánh nặng cơm áo gạo tiền cho vợ lo khiến người vợ chán nản, mệt mỏi và gia đình không hạnh phúc. Trường hợp còn lại thì người chồng đi làm với mức lương khá cao, đưa hết cho vợ nhưng vợ vẫn không hài lòng và có những lời nói, hành động quá đáng với chồng. Bởi vậy mới nói, cùng một vấn đề♛ nhưng xuất hiện ở mỗi gia đình lại rất khác nhau.
Trong chia sẻ "Đêm tân hôn đã muốn bỏ chồng", tác giả kể cưới chồng sau 5 tháꦑng quen nhau qua giới thiệu. Vào đêm tân hôn, hai ng🍰ười cãi vã rồi không nói với nhau lời nào ở khách sạn. Nguyên nhân là do tác giả gửi hết tiền và vàng cưới cho mẹ đẻ giữ hộ vì sợ trộm, còn chồng chị nhất định đòi tự mình cầm. Hôm đó chị cảm thấy thất vọng và muốn dừng lại.
Cưới được một tháng thì chồng chị nghỉ việc vì cãi nhau với cấp trên. Sau đó anh đi làm vài nơi khác nhưng đều không ổn và ở nhà tới giờ là 5 năm. Một mình chị đi làm lo toan cho gia đình. Thậm chí khi đã có con, chị bị tai nạn gãy cꦡhân, anh cũng không chịu đi làm. Mỗi lần nhắc tới chuyện đi làm, vợ chồng chị lại cãi nhau.
Từ sau sinh c♒on, chuyện vợ chồng cũng không còn mặn nồng, anh chê chị sinh xong xấu. Chị mặc cảm, lao đi kiếm tiền, còn anh vẫn dửng dưng. Chị hết yêu anh, muốn ly dị nhưng lại thương con, còn tiếp tục sống thế này, chị cảm thấy không hạnh phúc.
Chia sẻ của chị nhận được nhiều sự quan tâm nhất của độc giả trong tuần qua với hơn 174.000 lượt xem và 306 bình luận của độc🌱 giả. Có 2 luồng ý kiến chính từ phía độc giả trong tình huống này. Một bên cho rằng người chồng gia trưởng, bất tài, trở thành gánh nặng của vợ, suốt 5 năm ở nhà không chịu đi làm là không thể chấp nhận được. Với những độc giả này, tình huống của người vợ như đang phải nuôi thêm "một đứa con lớn mà khó🐎 bảo".
Luồng ý kiến thứ 2 cho rằng nếu tác giả còn đưa lý do vì con thì không nên xin ý kiến của mọi người. Để con sống♊ trong môi trường độc hại có thể ảnh hưởng xấu đến con. Thà rằng cha mẹ chia tay nhưng đứa con vẫn được quan tâm, dạy dỗ th𒁃ì vẫn tốt hơn sống trong một gia đình không hạnh phúc, bố mẹ nặng lời, đánh chửi nhau.
Còn có ý kiến thắc mắc rằng sao đêm tân hôn tác giả không đưa vàng cho mẹ chồng giữ mà cứ phải là mẹ đẻ? Hoặc cho rằng tác giả muốn ly dị, nhưng sợ ra ngoài thuê trọ khổ nên phân vân. Thậm chí có độc giả đưa ra ý kiến là ai cũng đòi𒈔 quyền bình đẳng giới, vậy đàn bà ra ngoài kiếm tiền, đàn ông ở nhà nội trợ thì có gì sai,...
Dù là những ý kiến trái chiều, nhưng độc giả đã xem xét và phân tíc🎐h ở nhiều góc độ khác nhau để 𒅌có cái nhìn toàn vẹn hơn. Mong rằng từ những ý kiến đa chiều đó, tác giả tìm cho mình được phương án phù hợp.
Ngược lại với người chồng trong chia sẻ ở trên, tác giả bài viết "Kiếm mỗi tháng 150 triệu vẫn bị vợ chửi bới" đi làm và có thu nhập hàng tháng khá cao nhưng gia đìꦡnh vẫn không hạnh phúc.
Khi còn là du học sinh, anh quen vợ qua mạng. Vượt qua sự ngăn cấm từ gia đình, hai người đến với nhau. Anh kiếm được 150 triệu một tháng, vợ ở ⛎nhà trông con, có bao nhiêu tiền anh đưa hết cho vওợ. Không những thế anh còn phụ vợ việc nhà. Dù vậy, vợ vẫn luôn nhăn nhó, mắng mỏ anh, thậm chí bắt anh quỳ gối xin lỗi dù không có nguyên do.
Tính vợ anh sạch sẽ và lo lắng một cách thái quá. Chị lắp các thiết bị camera, cảnh báo ở mọi ngõ ngách trong nhà. Vì dịch bệnh nên chị bắt anh sát trùng tay chân, tóc, điện thoại, ví tiền, chìa khóa. Anh không biết vợ có vấn đề về thần kinh không. Chuyện chăn gối giữa hai vợ cꦆhồng không h🔴òa hợp. Xích mích giữa họ cũng xảy ra thường xuyên khiến anh cảm thấy chán nản và bí bách.
Chia sẻ trên nhận được 407 lượt bình luận, trong đó đa phần ý kiến độc giả cho𝓡 rằng tác giả yếu đuối, nhu nhược, hành động quỳ gối xin lỗi là không thể chấp nhận được. Nếu vợ không chịu thay 🌟đổi thì nên ly hôn.
Độc giả Em là Nắng lại có cách nhìn khác: "Câu nói muôn thuở nhưng có lẽ đúng với nhiều hoàn cảnh. Trong nhà ai nắm hết tài chính, ngân quỹ là người đó có quyền lực nhất. Cụ thể ở đây anh là người kiếm ra tiền nhưng anh đưa hết cho vợ nắm giữ tài chính. Vợ anh làm trùm. Muốn thay đổi dễ lắm, đưa cỡ 30 triệu/ tháng cho vợ, còn lại anh tự giữ, chấp nhận sóng gió và sự bùng cháy phẫn nộ của vợ một thời gian đầu, sau đó anh sẽ lại trở thành ông hoàng thôi". Nhiều độc giả khác cũng có chung quan điểm là tác giả không nên đưa hết lương cho vợ.
C💖ũng có không ít ý kiến cho rằng vợ tác giả mắc bệnh về 🌳tâm lý nên mới có những hành xử như vậy và khuyên tác giả nên đưa vợ đi khám.
Có thể thấy rꦉằng trong hôn nhân, vấn đề tài chính🍌 rất quan trọng nhưng đó không phải là yếu tố quyết định hạnh phúc. Khi người vợ và người chồng thống nhất được cách quản lý tài chính trong gia đình và trách nhiệm của mỗi cá nhân, có lẽ hôn nhân sẽ bớt đi lý do để tan vỡ.
Độc giả gọi vào số 09 6658 1270 để được hỗ trợ, giải đáp thắc mắc.
Lan Anh