Còn nếu làm💝 ܫxét nghiệm HbA1c, bệnh nhân sẽ không gặp phải những "gánh nặng" trên.
Xét nghiệm HbA1c
Huyết sắc tố là một trong những thành phần cấu tạo nên tế bào hồng cầu, giúp chuyên chở oxy cho toàn bộ cơ thể. Bình thường đường trong máu luôn có sự gắn kết với huyܫết sắc tố của hồng cầu. Một phần huyết sắc t🍌ố của hồng cầu lưu thông trong máu sẽ được đường hóa gọi là huyết sắc tố đường hóa hay HbA1c. Do đó, HbA1c tăng khi đường huyết lên cao trong máu.
Xét nghiệm HbA1c (còn gọi là xét nghiệm huyết sắc tố đường hóa) cho biết mức độ huyết sắc tố trong hồng cầu kết hợp với đường trong máu. Đối với người không bị bệnh đái tháo đường, trị số của xét nghiệm HbA1c ở khoảng 4% và 5,6%; trong khoảng 5,7% và 6,4% thì có nguy cơ mắc bệnh. Còn nồng độ bằng hoặc lớn hơn 6,5% thì người đó bị chuẩn đoán đái tháo đường. Đường huyết được kiểm ᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚsoát tốt nhất khi HbA1C nhỏ hơn 6,5 - 7%.
Kết quả HbA1c cho biết nồng độ đường huyết trung bình trong vòng 90-120 ngày trước đó. Với xét nghiệm này, bệnh nhân không cần nhịn đói và có thể lấy mẫu máu thử bất kỳ lúc nào. Độ biến thiên sinh học trong xét nghiệm HbA1c rất nhỏ và phản ánh được nồng độ đường huyết dài hạn. Do đó, mẫu thử ổn định, kết quả không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố cấp thời như stress hay gắng sức. Ngoài ra, xét nghiệm HbA1c phản ánh nồng độ đường huyết dài hạn, giúp giảm bớt gánh nặng cho bệnh nhân trong việc♌ xét nghiệm đường huyết thường xuyên như các phương pháp khác.
Vai trò của HbA1c trong định hướng điều trị
Theo dõi chỉ số HbA1c giúp định hướng điều trị cho bệnh nhân, từ đó ngăn ngừa và làm giảm các biến chứng do đái tháo đường gây ra. Theo nhiều nghiên cứu lớn trên thế giới💧, kiểm soát đường huyết hằng ngày, bên cạnh chế độ ăn uống và tập luyện, dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ có thể làm thay đổi chỉ số HbA1c. Nhờ vậy, các nguyꦗ cơ biến chứng do bệnh giảm đáng kể. Cụ thể khi HbA1c giảm 1%, bệnh nhân giảm được 21% nguy cơ tiến triển đến bất kỳ biến chứng nào của bệnh, giảm 37% nguy cơ biến chứng mạch máu nhỏ (mù lòa, suy thận), giảm 12% nguy cơ đột quỵ, giảm 14% nguy cơ nhồi máu cơ tim.
Về chỉ định làm xét nghiệm, Phó gi𝔉áo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thy Khuê, Chủ tịch Hội đái tháo đường và nội tiết Việt Nam cho biết: "Xét nghiệm HbA1c được khuyến nghị áp dụng cho cả bệnh nhân đái tháo đường type 1 và type 2 tối thiểu hai lần trong một năm. Khi đường huyết đói hoặc không ổn định trong ngày thì nên cho bệnh nhân xét nghiệm HbA1c thường xuyên hơn 3-4 tháng một lần".
Với những ưu điểm và vai trò quan trọng trong điều trị đái tháo đường, xét nghiệm HbA1c hiện nay là "tiêu chuẩn vàng" để chuẩn đoán và đánh giá hiệu quả kiểm soát đường huyết để người bệnh "sống chung với lũ" ꦑmà không gặp quá nhiều phiền toái.
Nhằm cung cấp thông tin và cập nhật chỉ số HbA1c mới cho bệnh nhân đái tháo đường, hơn 2.500 ca "Xét nghiệm HbA1c và khám tư vấn miễn phí cho bệnh nhân đái tháo đường" được triển khai trên trên toàn quốc. Tại phía Nam, chương trình do Hội đái tháo đường và nội tiết TP HCM, Hội Y học TP HCM phối hợp cùng Khoa nội tiết các bệnh viện phía Nam tổ chức. Tại phía Bắc, chương trình do Khoa nội tiết các bệnh viện phía Bắc và Nghệ An thực hiện. Chương trình diễn ra từ ngày 22/12 đến hết ngày 6/1/2013 với sự tài trợ của Công ty Sanofi. Các hoạt động bao gồm: xét nghiệm HbA1c, đo đường huyết đói, tư vấn về cách theo dõi và điều trị bệnh từ các bác sĩ chuyên khoa nội tiết giàu kinh nghiệm. |
Ngọc Bích