"Điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ và điều chỉnh giá điện, dịch vụ công cần phải như giải phương trình ba ẩn số để kiểm soát thành công lạm phát", đại biểu Trần Du Lịch (TP HCM) phát biểu trong phiên thảo luận tại Hội trường🎀 Quốc hội sáng nay.
Theo đó, ông nhấn mạnh ưu tiên hàng đầu thời gian tới vẫn là kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, không thể vì tăng trưởng thấp mà "𓆏nóng vội" hy sinh những thành quả đã đạt được. "Chính phủ nêu mục tiêu 2014 - 2015 là tăng trưởng 6%, lạm phát 7%. Tôi rất đồng tình với quan điểm chuyển từ kiềm chế lạm phát sang kiểm soát lạm phát mục tiêu", tiến sĩ Trần Du Lịch bày tỏ.
Liên quan đến tình hình kinh tế x﷽ã hội, cho rằng kinh tế⛎ đang có dấu hiệu phục hồi, song vị đại biểu đoàn TP HCM vẫn nêu ra 3 vấn đề lo lắng, đặc biệt là về niềm tin của thị trường. Mặc dù kinh tế ổn định hơn và có dấu hiệu phục hồi tuy còn chậm, nhưng niềm tin vẫn còn thấp thể hiện qua việc nhiều doanh nghiệp chưa mặn mà với vay vốn dù lãi suất giảm, ông Lịch cho biết.
Ngoài ra, thâm hụt ngân sách lớn, nợ phải trả dồn toa do nhiều năm vay trung hạn, sức cạnh tranh của khu vực trong nước yếu kém cũng là những điểm đáng quan ngại. "Ngân sách không thất thu sao được khi thủ đoạn chuyển giá, trốn thuế chưa được xử lý hiệu quả. Ngành nông nghiệp trước đây là trụ đỡ nhưng hiện đối mặt với nhiều thách thức khi nông dân trồng cây, nuôi con gì cũng lỗ đơn✤, lỗ kép", đại biểu Huỳnh Ngọc Đáng bức xúc.
Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Thái Học (Phú Yên) nhận định những báo cáo của Chính phủ chưa sát với tình hình thực tế. Ông dẫn chứng, báo cáo của Chính phủ mới đây cho rằng kinh tế đang trên đà hồi phục nhưng theo Ủy ban Kinh tế, kinh tế trong nước còn khó khăn, chưa thể trở lại quỹ đạo phát triển nhanh trong 1-2 năm tới, 🀅các chuyên gia tại các diễn đàn cũng đánh giá kinh tế đang xuống đáy.
"Chính phủ khẳng định kinh tế phục hồi nhưng lại đề nghị tăng trần bội chi lên 5,3% GDP để trả nợ là không thuyết phục", ông nói. Dẫn chứng luật ngân sách, vị này cho rằng phần bội chi tăng thêm chỉ được dùng cho đầu tư phát triển, còn để trả nợ là không đún🐬g.
Điểm đáng chú ý꧅ năm nay là bên cạnh những đánh giá về nền kinh tế, nhiều đại biểu đã dành phần lớn hơn trong thời lượng phát biểu để nêu lên những giải pháp đ🤡óng góp cho Chính phủ trong điều hành.
Theo đ✨ại biểu Trần Du Lịch, trong giai đoạn 2014 - 2015, Chính phủ cần điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, giữ mức tăng trưởng tín dụng ở 14 - 18% và tập trung vào năm lĩnh vực ưu tiên. Bên cạnh đó, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước có giải pháp cứu những doanh nghiệp có thị trường tốt. Hiện nay có tình trạng nhiều doanh nghiệp vướng nợ dù có thị trường nhưng vẫn không vay được vốn dẫn tới chết dần. Đề nghị Thống đốc cần tạo điều kiện cho những doanh nghiệp này sống sót, ông nói.
Tán thành với đề xuất nới trần bội chi như nhiều đại biểu khác, nhưng tiến sĩ Trần Du Lịch khuyến nghị Chính phủ cần sử dụng hiệu quả dòng tiền, như vậy dòng máu mới lưu th💧ông tốt. Việc điều chỉnh giá điện, giá dịch vụ công cũng phải theo lộ trình.
Về trung hạn, phải tập ♋trung tái cơ cấ♔u. Tái cơ cấu đầu tư công cần cố gắng thay đổi về cơ chế phân bổ vốn. Tái cơ cấu tập đoàn, tổng công ty Nhà nước còn ỳ ạch, đến năm 2015 nếu không đạt mục tiêu sẽ làm thị trường mất niềm tin.
"Mục tiêu chính trong hai năm tới không phải tăng trưởng mà cần tạo niềm tin. Niềm tin này không chỉ phụ thuộc🦋 vào chính sách của Chính phủ mà còn dựa vào những quyết sách của Quốc hội", vị đại biểu này nhấn mạnh.
Phương Linh