Tại buổi thảo luận về dự thảo Hiến pháp năm 1992, đại biểu Huỳnh Ngọc Đáng, đánh giá, quyền lực nhà 📖nước là thống nhất, có sự kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Sự kiểm soát này là cần thiết vì nguy cơ lạm quyền, tiếm quyền luôn có thể xảy ra nếu như cơ 🍎chế kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước không được triển khai nghiêm túc và chặt chẽ.
Tuy nhiên, ông Đáng cho rằng, vấn đề kiểm soát quyền lực chưa được rõ nét trong nhiều chương𒁏 khác, nên đại biểu này đề ಞnghị bổ sung các quy định về sự kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước trong các chương, điều về Chủ tịch nước, Chính phủ, tòa án...
"Tôi biết đây là công việc hết sức khó khăn và phức tạp. Tuy nhiên theo tôi đây là việc nên làm", 🎃ông Đáng nói.
Cũng theo đại biểu này, dự thảo Hiến pháp quy định Quốc họp họp mỗi năm 2 kỳ, hoặc chỉ họp bất thường nếu Chủ tịch🌟 nước, Chính phủ yêu cầu. Theo ông, điều khoản này không phù hợp vì nếu Quốc hội họp nhiều kỳ, mỗi kỳ kéo dài 10 ngày thì sẽ tốt hơn cho sức khỏe và năng suất làm việc của đại biểu.
Bàn về lấy phiếu tín nhiệm, đại biểu Trần Đình Thu nêu ý kiến, các chức danh lấy phiếu tín nhiệm hiện nay quá rộng song lại thiếu địa chỉ cần lấy. Ông cho rằng, cần bỏ phiếu với chức danh trong Chính phủ, Tòa án, Viện kiểm sát, HĐND các cấp sẽ áp dụng tương tự, lấy phiếu tín nhiệm thành 💖viên UBND, Thủ trưởng các sở ngành, Chánh án t♒òa án, Viện kiểm sát cấp tỉnh.
Theo đại biểu Phạm Xuân Thường, độ tuổi đại biểu Quốc hội ở các nước🌞 thường từ 25 tuổi trở lên, trong khi dự thảo Hiến pháp nước ta quy định là 21 tuổi. Ông cho rằng, những người 21 tuổi hoạt động Quốc hội và Hội đồng nhân dân là quá trẻ, nên kiến thức, kinh nghiệm hoạt động xã hội còn ít. Ông đề nghị nâng độ tuổi ứng cử đại biểu Quốc hội lên 25.
Vấn đề thu hồi đất cũng được nhiều đại biểu lưu tâm, yêu cầu cần làm rõ trong dự thảo Hiến pháp. Đại biểu Bùi Mạnh Hùng 🌃băn khoăn việc thu hồi đất phải "theo quy hoạch" thì tính pháp lý của quy hoạch ngang với quy định pháp luật. Ông cho rằng, quy hoạch ở nhiều cấp, nhiều ngành không tránh khỏi chồng chéo, có cái thiếu thực tế, phải điều chỉnh nhiều lần gây lãng phí đất đai. Theo ông, quy hoạch chỉ là phương hướng để sử dụng đất, không nên đặt tính pháp lý cho công tác quy hoạch.
Đại biểu này cũng băn khoăn về khái niệm nhà nước thu hồi đất trong t🌠rường hợp thật cần thiết, như vậy ai sẽ xem xét mức độ cần thiết đó. Do vậy, cần quy định rõ là Quốc hội, HĐND đại diện cho nhân dân xem xét mức độ cần thiết khi thu hồi đất.
Đại biểu Phan Văn Tường nhận xét, không nên hạn chế quyền thu hồi đất của nhà nước trong Hiến pháp như dự thảo. Dự thảo vừa khẳng định, vừa hạn chế quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai của n𝐆hà nước bằng việc xác định một số mục đích thu hồi và hạn chế tiế♈p bằng cụm từ "thật cần thiết".
"Tôi đề nghị cân nhắc theo hướng thay hạn chꦏế quyền thu hồi đất ꦇcủa nhà nước bằng trách nhiệm của nhà nước với việc thu hồi", đại biểu Trường nói.
Đại biểu Trần Đình Thu, cũng cho rằng, nếu quy định như dự thảo thì quá trình thu hồi đất áp dụng sẽ dễ 💫bị lạm dụng, mà cần quy định nhà nước thu hồi đất trong trường hợp thật cần thiết do luật định vì mục đích quốc phòng an ninh, vì lợi ích quốc gia, công cộng là đủ.
Đoàn Loan