Thầy Đặng Bá Lư và Duy đang kích hoạt hệ thống. |
Sau 5ဣ năm thử nghiệm, thầy trò khoa Công nghệ thông tin (Đại học Bách khoa Đà Nẵng) đã trình làng "Hệ thống truyền thông giáo 🌃dục đa kênh" hoàn chỉnh.
Cách đây 7 năm, sinh viên Trịnh Công Duy từ vùng quê Quế Sơn (Quảng Nam) ra Đà Nẵng theo học khoa CNTT. Từ những năm đèn sách trên giảng đường đại học, Du🎶y chứng kiến nhiều bạn bè học rất khá ở THPT nhưng vào đại học lại lơ là, bỏ bê việc học, thậm chí đến mức phải từ giã giảng đường.
Nguyên nhân chính là do từ khi vào đại học, những người bạn ấy không còn sự giám sát chặt chẽ của gia đình, việc học sa sút lúc nào không hay, đếnꦑ lúc muốn quay lại thì không còn kịp nữa. Điều đáng nói là phần lớn phụ huynh không hay biết việc học của con em, do họ không có sự gắn kết mật thiết với môi trường đại học như những năꦗm phổ thông.
Trước thực trạng đó, Duy nung nấu ý tưởng xây dựng một hệ thống mà phụ huynh có thể cập nhật những thông൲ tin về việc học của con em mình, nếu cần thiết sẽ có sự can thiệp kịp thời.
Ý tưởng của Duy đã may mắn gặp được người thầy cùng tâm huyết - thầy Đặng Bá ꦚLư - Trưởng khoa CNTT. Tốt ꦐnghiệp đại học, Duy được giữ lại trường và anh cùng thầy của mình tiếp tục nghiên cứu hệ thống.
5 năm ๊trời, cùng nhiều sinh viên khá giỏi của khoa CNTT, từ việc chuyển văn bản thành giọng nói bằng việc ngồi đọc lại những thông tin đến khản cả giọng đến việc khắc phục những khó khăn do đường truyền, kinh phí..., đến nay hai thầy trò đã xây dựng được hệ thống hoàn chỉnh với tên gọi "Hệ thống truyền thông giáo dục đa kênh", đang chạy thử nghiệm tại khoa CNTT.
Hệ thống phát triển theo mô hình đa kênh, đa dịch vụ và hoàn toàn tự động, bằng tiếng nói qua mạng điện thoại cố định, di động, c🐟un💜g cấp thông tin dưới dạng tin nhắn SMS đồng thời cung cấp thông tin trên máy tính qua mạng Intranet/Internet.
Hệ t🎀hống này giúp giáo viên, sinh viên và phụ huynh có thể liên lạc với nhau mà không cần phải tốn thời gian và chi phí đi lại. Nó đặc biệt hữu dụng cho các gia đình sinh viên ở xa cần biết về điểm số, quá trình học tập, khen thưởng... của con ✃em mình.
Ví dụ, để xem điểm của một sinh viên có mã SV là DDKA005 chỉ cần gửi 1 tin nhắn với nội dung: DIEM DDKA005 đến số điện thoại mặc định, hệ thống này🅘 sẽ phản hồi trở lại một nội dung như DDKA007: Ho_ten L🧸ê Van P; Toan: 6; CTXH:5; KT: 6... Mã số sẽ được thông báo cho phụ huynh ngay trong phiếu báo nhập học của sinh viên khi trúng tuyển vào trường.
Không chỉ sử dụng điện thoại di động mà còn có thể dùng điện thoại bàn, hệ thống vi tính nối mạng để tra cứu. Hệ thống này còn tạo được ưu thế bằng việc gi🍌ải đáp trực tuyến, tra cứu tư liệu, xem th🗹ông báo của nhà trường...
Khó khăn hiện nay để đưa hệ thống này chính thức đi vào hoạt động, theo thầy Lư, đó chính là việc phải thuê riêng một đường truyền để có thể đáp ứng cùng một🌠 lúc nhiều cuộc gọi, đường truyền riêng này cần một chi phí không nhỏ.
Tuy vậy, xét toàn diện, hệ thống này được xem là có chi phí rẻ, thấp hơn 10 lần so với một hệ thống quản lý tương tự của một tổng đài tự động ở các Cty tầm cỡ. Những k🌃hó khăn này đang được khắc phục và hệ thống sẽ sớm được ĐH Đà Nẵng hỗ trợ đi vào hoạt động trong năm🧸 học tới.
Tham vọng của nhóm nghiên cứu trên không chỉ dừng lại ở việc xây dựng hệ thống phục vụ cho Đại học Đà Nẵng mà còn phục vụ cho các trường THPT, THCS... và cho cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc triển khai các phương thức giới thiệu, tiếp thị, bán hàng qua điện thoại, trả lời tài khoản ngân hàng💫, đặt vé máy bay, nhắn tin... với một mức giá rất hợp lý.
(Theo Thanh Niên)