Con kiến địa ngục sống cách đây 99 triệu năm bị mắc kẹt trong khối hổ khách khi đang giết họ hàng tiền sử của loài gián. Loài kiến mang tên Ceratomyrmex ♐ellenbergeri là một trong 16 loài kiến địa ngực mà giới nghiên cứu phát hiện trên thế giới.
Kiến địa ngục được biết tới qua những mỏ hổ phách có niên đại 78 - 100 triệu năm ở Canada, France và Myanmar. Chúng là loài côn trùng khác thường với nhiều đặc điểm cơ thể không giống bất kỳ loài kiến nào ngày nay. Theo nhà côn trùng học Phillip Bard🐻en ở Viện Công nghệ New Jersey, trưởng nhóm nghiên cứu, phần đầu của kiến địa ngục khác hoàn toàn 15.000 loài kiến đã biết ngày nay. Mẫu vật hổ phách chứa xác kiến địa ngục và gián được tìm thấy năm 2017 ở bang Kachin, Myanmar. Barden và cộng sự công bố kết quả phân tích hóa thạch trên tạp chí Current Biology hôm 6/8.
Barden cho biết C. ellenbergeri sử dụng chiếc sừng dài và bộ ꦡhàm để ghim chặt con mồi. "Sau khi con mồi bị giữ chặt bằng cách này, kiến địa ngục có thể tiến tới đốt để làm nó bất động. Chúng tôi biết ngòi đốt của kiến địa ngục rất phát triển. Cách ghim con mồi giúp xác nhận kiến địa ngục di chuyển bộ hàm lên xuống, khác với những l🅠oài kiến còn sống ngày nay", Barden giải thích.
Các nhà nghiên cứu cho biết hành vi săn mồi được lưu giữ như thế này vô cùng hiếm gặp. Thông thường, quá trình hóa thạch sẽ xóa sổ mọi bằng chứng về hành vi săn mồi khi các cơ quan dịch chuyển và phân hủy. Giới nghiên cứu cho rằng kiến địa ngục biến mất cùng với khủng long trong suốt sự kiện đại tuyệt chủng cách đây 66 triệu năm. Nhóm nghiên cứu💟 hy vọng có thể tìm thấy nhiều loài kiến địa ngục hơn nhằm hiểu rõ tác động từ sự kiện tuyệt chủng tới hình thái của cả họ.
An Khang (Theo Newsweek)